Merger (Sáp nhập)

Một phần của tài liệu Thuật ngữ kinh tế tổ chức công nghiệp và luật cạnh tranh (Trang 79 - 80)

Là sự hợp nhất (amalgamation) hoặc kết hợp hai hay nhiều doanh nghiệp vào một doanh nghiệp đang tồn tại hoặc thành lập một doanh nghiệp mới. Sáp nhập là một biện pháp mà nhờ đó doanh nghiệp có thể tăng qui mô và bành trướng vào những lĩnh vực hoặc thị trường sẵn có hoặc còn mới đối với doanh nghiệp. Có nhiều động lực kích thích việc sáp nhập: để tăng hiệu quả kinh tế (economic efficiency), để đạt được sức mạnh đối với thị trường (market power), để đa dạng hóa (diversify), để bành trướng vào một khu vực thị trường địa lí mới, để kiếm thêm nguồn tài chính và động lực nghiên cứu và triển khai (R&D)… Có thể chia sáp nhập thành 3 loại:

Sáp nhập theo chiều ngang (Horizontal Merger): việc

sáp nhập các công ty cùng sản xuất và bán một loại sản phẩm tương tự, tức là giữa các công ty cạnh tranh nhau. Sáp nhập theo chiều ngang, nếu với một qui mô đáng kể, có thể làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường và thường bị điều tra bởi các nhà chức trách về cạnh tranh. Sáp nhập theo

chiều ngang có thể được coi như tích hợp theo chiều ngang

(horizontal integration) các doanh nghiệp trong một thị

trường hoặc các thị trường khác nhau.

Sáp nhập theo chiều dọc (Vertical Merger): việc sáp

nhập các công ty hoạt động ở các công đoạn sản xuất khác nhau, ví dụ từ nguyên liệu thô tới sản phẩm cuối cùng và phân phối. Một ví dụ là nhà sản xuất thép sáp nhập với một nhà sản xuất các nguyên liệu quặng sắt. Sáp nhập theo chiều dọc thường làm tăng hiệu quả kinh tế mặc dù thỉnh thoảng nó có thể gây ra các tác động chống lại cạnh tranh. Xem thêm Tích hợp theo chiều ngang (Vertical Integration).

Sáp nhập conglomerat (Conglomerate Merger): sáp nhập

giữa các công ty không có liên hệ trong công việc, ví dụ giữa nhà sản xuất ô tô và nhà sản xuất thực phẩm.

Một phần của tài liệu Thuật ngữ kinh tế tổ chức công nghiệp và luật cạnh tranh (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)