Đối với giảng viên

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên hiện nay về hành vi Xâm phạm quyền Sao chép Tác phẩm (Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội) (Trang 55 - 59)

d) Từ phía sinh viên

3.2.3. Đối với giảng viên

Muốn thay đổi nhận thức của sinh viên, tác giả cũng nhấn mạnh vai trò to lớn của giảng viên bởi họ là người định hướng người truyền thụ những kiến thức cho sinh viên nếu giảng viên quán triệt được tinh thần của môn học, cũng như phương thức khai thác, sử dụng tài liệu cho sinh viên, và khi phát hiện ra các trường hợp vi phạm có biện pháp răn đe.v.v.

Ví dụ: Như 2 sinh viên làm bài giống hệt nhau nếu không chứng minh được là tạo ra tác phẩm một cách độc lập và không sao chép thi 2 sinh viên có thể bị điểm kém, hay các hình thức kỷ luật khác. Theo tác giả nếu giảng viên ý thức được điều này chắc chắn rằng nhận thức của sinh viên về SHTT nói chung và về QSC tác phẩm nói riêng sẽ tốt hơn rất nhiều.

Tiếp đó trên cơ sở hiểu biết của giảng viên, ý thức chấp hành những quy định của pháp luật về QSC tác phẩm, giảng viên cần chú ý không chỉ về mặt nội dung các bài tiểu luận, các bài tập giữa ký, đề tài.v.v. có vi phạm xuyên tạc, chế nhạo, bôi nhọ các tác giả không, mà còn chú ý việc sinh viên có trích dẫn những tài liệu tham khảo hay không. Nếu trong bài viết mà có sự sao chép của các tác giả khác mà không trích dẫn cần phải có biện pháp kiểm điểm, nhắc nhở hay buộc sinh viên phải làm lại. thì tôi nghĩ sinh viên nào cũng phải thực hiện ít nhất cũng tôn trọng quyền của người sáng tạo.

Giảng viên cũng cần phải nâng cao các kiến thức về SHTT nói chung và QSC tác phẩm nói riêng để có thể là truyền đạt tới sinh viên các kiến thức đó. Đặc biệt đối với những sinh viên đã được học về “Tổng quan SHTT” mà vẫn cố ý vi phạm cần có biện phạm, chế tài như: cho điểm thấp, yêu cầu kiểm điểm trước lớp, hay đình chỉ môn học.v.v. thì mới có thể giúp sinh viên thấy được tầm quan trọng của việc xâm phạm QSC. Và cần được tiến hành một cách thống nhất có các quy đinh cụ thể tránh việc có quá nhiều quy định khác nhau giữa các khoa.

3.2.4. Đối với sinh viên.

Đối với sinh viên, cần hình thành văn hóa ứng xử đối với quyền SHTT sinh viên cần phải được trang bị kiến thức tối thiểu về quyền SHTT và pháp luật về bảo hộ quyền SHTT ít nhất cũng là những hiểu biết về QSC tác phẩm. Khi sao chép, hay trích dẫn cũng cần phải tôn trọng những người sáng tạo ra tác phẩm

đó bằng việc trích dẫn nguồn tác phẩm đó, công việc này không mất nhiều thời gian, vừa mang tính nhân văn đúng mực trong hoạt động nghiên cứu, học tập.

Sinh viên cũng cần chủ động tìm hiểu sách vở, các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ quá dựa dẫm vào chính sách pháp luật, nhà trường nói thì mới làm phải chủ động để hoàn thiện bản thân trở thành những công dân tốt thời hội nhập.

Đối với những sinh viên đã được học môn học về “Tổng quan SHTT” cần nâng cao tinh thần tự giác của mình làm đúng theo quy định, liên tục trau dồi những kiến thức này để có một nền tảng kiến thức vững chắc một trong những ngành luật mới và rất quan trọng hiện nay.

Hiện nay đã có nhiều cơ sở đào tạo về SHTT trên cả nước, ngay tại Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội có khoa Khoa học quản lý là một khoa hàng đầu đào tạo trong lĩnh vực SHTT, có chuyên ngành về SHTT, và đào tạo lớp nghiệp vụ về SHTT. Cho nên rất tiện lợi cho các bạn trong việc chủ động tham gia các lớp học, hay liên hệ mượn các tài liệu tham khảo.

Kết luận chương 3:

Ở chương này tác giả đi tìm hiều một số kinh nghiệm và giải pháp đã được các nhà nghiên cứu, chuyên gia, các thầy cô trực tiếp giảng dạy tác giả nhằm tham khảo và kế thừa những kinh nghiệm, giải pháp đó.

Bên cạnh đó ở chương này từ các kiến thức đã học và tìm hiểu thực tế tác giả cũng mạnh dạn đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về QSC tác phẩm tại Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.

KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu tác giả thu được một số kết quả như sau: Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận liên quan tới QSC tác phẩm, chứng minh được sự hạn chế trong nhận thức của sinh viên hiện nay về QSC tác phẩm, đưa ra nguyên nhân và đặc biệt đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên hiện nay về QSC tác phẩm.v.v. cuộc sống luôn đặt ra trước mỗi con người những thách thức mới - những thử thách để con người trưởng thành và khẳng định mình trong cuộc sống chỉ khi chúng ta nhìn nhận về vấn đề này một cách đúng đắn, và có những hành động thiết thực thì mới mong được sự thay đổi nào đó. Chúng ta nên chấp nhận phải trả giá một cái gì đó để mong một sự thay đổi tốt đẹp hơn là điều cần thiết để không bị những sai lầm đáng tiếc không chỉ trong nước mà cả trên phương diện quốc tế. Việc thay đổi nhận thức của xã hội nói chung và sinh viên nói riêng góp phần tạo dựng được sự công bằng xã hội, mà hơn thế, góp phần vào sự phát triển mạnh và bền vững của toàn xã hội. Chính vì vậy, tác giả cho rằng, các cấp, ngành cần quan tâm một cách đúng mức, chuẩn bị trước những kịch bản có thể xảy ra khi chúng ta bước vào hội nhập nhằm giảm những tình huống đáng tiếc xảy ra về vi phạm QSC tác phẩm trong nước nói riêng, và cả QSC tác phẩm trên thế giới nói chung, tôi hy vọng những suy nghĩ, những tâm tư, sẽ góp phần thay đổi nhận thức của sinh viên, các nhà quản lý vì một nền giáo dục lành mạnh phát triển, vì một xã hội công bằng .

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên hiện nay về hành vi Xâm phạm quyền Sao chép Tác phẩm (Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội) (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w