Công tác Đào tạo, giảng dạy, tuyên truyền kiến thức về Sở hữu trí tuệ tại trường khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên hiện nay về hành vi Xâm phạm quyền Sao chép Tác phẩm (Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội) (Trang 31 - 34)

tuệ tại trường khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay.

2.2.1.Thực trạng công tác Đào tạo sở hữu trí tuệ tại Trường Khoa học xã

hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

“Trong bối cảnh chung về đào tạo nhận lực SHTT trong các trường đại học ở Việt Nam như hiện nay, thì Trường KHXH &NV Hà Nội có cách đi riêng trong việc đào tạo SHTT.

Hiện nay, trường có 3 khoa có đào tạo về SHTT, đó là: Khoa Thông tin – Thư viện giảng dạy môn học bắt buộc “Thông tin khoa học sở hữu công nghiệp” với thời lượng 3 tín chỉ, nội dung chủ yếu đề cập đến kỹ năng tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp. khoa Quốc tế học chỉ học ngoại khóa về SHTT với thời lượng 10 tiết.

Khoa Khoa học quản lý là đơn vị có quy mô lớn và loại hình đào tạo phong phú về SHTT, hiện nay Khoa đang đào tạo:

- Môn “Tổng quan về sở hữu trí tuệ” với thời lượng 3 tín chỉ cho đào tạo Cử nhân Khoa học quản lý hệ chuẩn, là môn nâng cao cho hệ chất lượng cao, đồng thời là môn bắt buộc trong chương tình bổ túc kiến thức thi chuyên ngành Thạc sĩ do Khoa học quản lý.

- Môn “Quản lý sở hữu trí tuệ” với thời lượng 3 tín chỉ cho đào tạo Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ.

- Môn “Quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ” với thời lượng 3 tín chỉ cho đào tạo Thạc sĩ Khoa học quản lý.

- Đào tạo Cử nhân Khoa học quản lý chuyên ngành SHTT gồm 11 môn học và chuyên đề về SHTT với tổng thời lượng là 32 tín chỉ. Sinh viên ra trường được nhận bằng Cử nhân khoa học quản lý chuyên ngành này, các sinh viên này hiện đang làm việc tại Cục SHTT, Hội SHTT, Trung tâm bảo vệ QTG âm nhạc Việt Nam, các văn phòng, công ty Luật SHTT, các đơn vị khác có liên quan đến SHTT, một số sinh viên đã trở thành giảng viên trường Trường KHXH &NV Hà Nội, Trường Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh, Đại học Thái Nguyên…

- Hiện nay khoa Khoa học quản lý có đào tạo cấp chứng chỉ trình độ C về pháp luật và nghiệp vụ SHTT với tổng thời lượng là 43 tín chỉ, từ năm 2003, đã đào tạo được 6 khóa với trên 400 học viên được cấp chứng chỉ C, những người này hiện đang công tác tại các văn phòng, Công ty Luật SHTT, Cục SHTT, Hội SHTT, quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế, hải quan, các đơn vị khác có liên quan đến SHTT…

2.2.2. Bài học kinh nghiệm về đào tạo nhân lực SHTT tại trường Đại

Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

* Nhận thức được yêu cầu của đất nước về Sở hữu trí tuệ.

Ngay từ năm 1999, trong giai đoạn Việt Nam đang chuẩn bị các điều kiện để gia nhập WTO, lãnh đạo nhà trường đã quan tâm và chuẩn bị các điều kiện để

đào tạo SHTT. Được sự phối hợp, giúp đỡ của Cục Sở hữu công nghiệp (nay là cục SHTT), Hội SHTT Việt Nam và một vị lãnh đạo thuộc Cục bản quyền tác giả Văn học và Nghệ thuật, vào năm 2003 Trường đã xây dựng xong và đưa vào đào tạo chương trình pháp luật và Nghiệp vụ SHTT, năm 2005 bắt đầu đào tạo cử nhân khoa học quản lý chuyên ngành SHTT.

Từ thực tế đào tạo SHTT tại trường, từ sự tiếp nhận của thị trường lao động đối với nhân lực SHTT do Nhà trường đào tạo đã chứng minh bước đi đúng đắn của lãnh đạo Nhà trường.

* Sự hợp tác, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức.

Nhà trường đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn của các chuyên gia hàng đầu về SHTT, đó là các chuyên gia của Cục SHTT, Cục Bản quyền tác giả về Văn học và Nghệ thuật, Hội SHTT Việt Nam và của nhiều văn phòng đại diện SHTT trên địa bàn Hà Nội.

Những chuyên gia này đã giúp đỡ Nhà trường về mặt xây dựng chương trình đào tạo, bài giảng, đào tạo giảng viên SHTT cho Nhà trường và trực tiếp tham gia giảng dạy phần lớn các môn học trong chương trình đào tạo, Các cơ quan nói trên cũng giúp

nhà trường về nơi thực tập cho sinh viên, về trang thiết bị trong đào tạo kỹ năng thực hành về SHTT. Kinh phí chi đào tạo không lớn, nhưng các chuyên gia vẫn tham gia giúp đỡ Nhà trường rất nhiệt tình và có hiệu quả.

* Thành lập Bộ môn Sở hữu trí tuệ và chủ động đào tạo Giảng viên.

Số lượng người được đào tạo về SHTT của trường rất ít, chỉ có 01 người được đào tạo chính quy từ đại học đến tiến sĩ tại nước ngoài, 2 người nữa đang làm nghiên cứu sinh tại nước ngoài, một số có bằng cử nhân và thạc sĩ ở trong nước, nhưng Lãnh đạo nhà trường vẫn chủ trương thành lập Bộ môn SHTT thuộc khoa Khoa học quản lý. Đây có thể nỏi là Bộ môn chuyên về SHTT đầu tiên trong các trường Đại học ở Việt Nam.

Nhà trường đã chủ động thúc đẩy việc đào tạo giảng viên SHTT cho mình, bằng cách đào tạo tại chỗ, gửi cán bộ đi làm nghiên cứu sinh, đi học tập ở nước ngoài và ở các đơn vị khác trong nước. Tạo nguồn giảng viên từ sinh viên chuyên ngành SHTT tốt nghiệp đại học loại giỏi, tuyển dụng giảng viên từ những người đã được đào tạo về SHTT.

* Hoạt động tuyên truyền về Sở hữu trí tuệ.

Câu lạc bộ Nhà quản lý trẻ thuộc khoa Khoa học quản lý được Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp đỡ đầu. Câu lạc bộ đã tiến hành các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức SHTT trong sinh viên, hoạt động này đã được tổ chức thường xuyên tại Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, hằng năm trường đã tổ chức các cuộc thi về SHTT thu hút sự tham gia của sinh viên các Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học thương mại, Học viện Báo chí tuyên truyền. Các hoạt động này được sự tài trợ về kinh phí của Hội các Nhà quản trị Doanh nghiệp.v.v.

Từ năm 2009, khoa Khoa học quản lý đã tổ chức riêng Hội nghị Khoa học sinh viên về SHTT”.7

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên hiện nay về hành vi Xâm phạm quyền Sao chép Tác phẩm (Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội) (Trang 31 - 34)