d) Từ phía sinh viên
2.7. Nhu cầu được hiểu biết về sở hữu trí tuệ, quyền sao chép tác phẩm.
Khảo sát cũng cho thấy nhu cầu được hiểu biết về SHTT nói chung và về QSC tác phẩm nói riêng của sinh viên các Khoa đều rất lớn: Với 40 phiếu hỏi sinh viên khoa Khoa học quản lý thì cả 100% số được hỏi có nhu cầu được học thêm các môn liên quan về SHTT, cả sinh viên khoa Văn học và khoa Quốc tế học cũng rất cao. Điều này cho thấy mong muốn của sinh viên hiện nay được tiếp thu những kiến thức về SHTT nói chung về QSC tác phẩm nói riêng để không chỉ làm tốt nhiệm vụ học tập, nghiên cứu trong trường đại học mà còn là tìm kiếm cơ hội nghề, cơ hội để hội nhập là rất lớn, qua đây cũng mở ra cơ hội cho chính sự phát triển của ngành luật SHTT trong tương lai.
Kết luận chương 2:
Trong chương này tác giả đã đi vào tìm hiều khái quát Trường Đại học KHXH &NV Hà Nội và thực trạng công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về quyền SHTT của Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội. Tiếp đến tác giả đi tìm hiểu nhận thức của sinh viên của một số khoa trong Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội. Tác giả cũng đưa ra nguyên nhân khiến cho việc nhận thức của sinh viên còn hạn chế và nhu cầu được hiểu biết về SHTT, QSC tác phẩm của sinh viên trong trường là rất cao.
Qua nghiên cứu tác giả đã thu được một số kết quả đáng chú ý sau:
Nhận thức của sinh viên Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội còn nhiều hạn chế, ý thức về việc chủ động tiếp thu những kiến thức về quyền SHTT nói chung và QSC tác phẩm còn chưa được quan tâm đúng mức, công tác tuyên truyền trong nhà trường, đối với giảng viên đến sinh viên còn hạn chế.
Có thể nói rằng phần lớn sinh viên ở các trường Đại học hiện nay phần lớn vẫn được học các kiến thức về SHTT nói chung và QSC tác phẩm nói riêng, cùng với đó là việc chưa chú trọng tới công tác tuyên truyền, phổ biến những kiến thức này và chưa có những biện pháp cụ thể làm thay đổi nhận thức của sinh viên, thì những hạn chế về nhận thức của sinh viên về SHTT nói chung và QSC tác phẩm nói riêng sẽ dẫn tới các hành vi xâm phạm QSC tác phẩm như việc sao chép tràn lan, trích dẫn không dẫn nguồn.v.v. sẽ vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức xã hội và vi phạm về những quy định của pháp luật về SHTT, QSC tác phẩm là một điều đáng nói.
Ví dụ: Về vi phạm bản quyền tác phẩm “ Nụ hôn của gió” của nhiếp ảnh Trần Thế Long, của sinh viên Nguyễn Trung Kiên vào thời điểm đó đang là sinh viên K10, Khoa Đồ hoạ, Viện Đại học mở Hà Nội đã gửi tác phẩm "Đảng là cuộc sống của tôi" tham gia cuộc thi sáng tác tranh cổ động chào mừng 70 năm thành lập Đảng của Cục Văn hoá Thông tin cơ sở và đoạt giải nhất. Bởi 2 tác phẩm này giống nhau về bố cục và Sáng 4/3, Cục Văn hóa - Thông tin cơ sở (Bộ Văn hóa - Thông tin) đã tổ chức cuộc họp với Hội đồng Nghệ thuật cuộc thi tranh cổ động và các cơ quan chức năng xung quanh vụ việc tác giả Nguyễn Trung Kiên (sinh viên năm thứ 3 Viện Đại học Mở Hà Nội) sử dụng bức ảnh Nụ hôn của gió của nhà nhiếp ảnh Trần Thế Long để làm tranh cổ động dự thi. Sau đó tác giả Nguyễn Trung Kiên thừa nhận vi phạm, trả lại giải thưởng.8
8 Xem thêm: http://vietbao.vn/Van-hoa/Ket-thuc-cuoc-tranh-chap-ban-quyen-tac-pham-Nu-hon-cua-gio/45124057/181/ gio/45124057/181/
Như vậy việc không được học các kiến thức về SHTT nói chung, QSC tác phẩm nói riêng cùng với đó là việc không chủ động tìm hiểu các kiến thức về SHTT nói chung, QSC tác phẩm đã dẫn tới hành vi vi phạm bản quyền tác phẩm, vi phạm các giá trị về đạo đức mà cao hơn là vi phạm pháp luật về SHTT, QSC tác phẩm.