d) Từ phía sinh viên
3.2.2. Đối với nhà trường
Thứ nhất: Để cải thiện tình trạng trên cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết về QTG, QSC tác phẩm trong nhà trường bằng việc tổ chức những buổi hội thảo, các buổi tọa đàm để sinh viên và giảng viên cùng trao đổi vấn đề này. Đồng thời truyền đạt kiến thức về pháp luật liên quan đến SHTT như tổ chức các cuộc thi về SHTT như các cuộc thi này đã được tổ chức ở một số đơn vị, như cuộc thi tìm hiểu kiến thức về SHTT đã được Hội doanh nghiệp trẻ Hải Dương, Tỉnh Đoàn Hải Dương (với sự cố vấn của Sở KH &CN Hải Dương) tổ chức đêm 30.6.2006. Khoa Khoa học quản lý thuộc Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội cũng đã tổ chức cuộc thi tương tự.v.v. gây được tiếng vang
lớn trong trường và các doanh nghiệp.v.v. tổ chức các buổi tọa đàm rộng rãi trong phạm vi nhà trường.
Thứ hai: Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội là một trường có danh tiếng ngày càng hội nhập sâu rộng quốc tế, đa ngành về khoa học xã hội nên việc tuân thủ các luật chơi chung của thế giới. Theo tôi trường nên nghiên cứu đưa SHTT nói chung hoặc QSC tác phẩm nói riêng trở thành 1 môn học bắt buộc/tự chọn trong các ngành đào tạo, bước đầu nên đưa môn học này vào trong số các môn học tự chọn trong một số các khoa để sinh viên dần làm quen và thích ứng dần, không chỉ có vậy với xu thế phát triển của đất nước và quốc tế nhà trường cũng nên có những chiến lược về phát triển ngành này không chỉ dừng ở bộ môn mà có thể đầu tư nghiên cứu xây dựng một khoa chuyên về SHTT đào tạo chuyên sâu theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước hoặc ít nhất cũng xây dựng một trung tâm chuyên trách về SHTT để phổ biến kiến thức, giao lưu hợp tác trong và ngoài nước, trung tâm này có nhiệm vụ đánh giá, nghiên cứu thị trường nhu cầu nhân lực về SHTT, nhằm bám sát nhu cầu thị trường, thu hút người học không chỉ trong nước mà còn các nước khác.
Bên cạnh đó nhà trường nên đưa những kiến thức SHTT đăng tải trên các website của trường, trên các bảng tin, các buổi sinh hoạt đầu năm, các hộp thư của sinh viên đó cũng chính là những phương tiện truyền tải rất hữu hiệu. Hiện nay các nuớc trên Thế giới quy định mỗi nhà trường phải thiết lập một mạng lưới thông tin để chia sẻ, tìm hiểu các vấn đề về SHTT, phần thông tin liên quan đến khai thác sử dụng tài liệu học tập ở trường cho sinh viên. Qua đó sinh viên và giảng viên biết tài sản trí tuệ, tư liệu khai thác sử dụng trong phạm vi mức độ nào. Ở một số trường, ngoài luận án đóng thành quyển, còn có bản điện tử đăng tải lên mạng của trường hoặc mạng Internet. Bên cạnh đó, các quy định nêu rõ điều kiện sử dụng quản lý của nhà trường, trường hợp nào sử dụng cho các thế hệ sau, trường hợp nào sử dụng cần có sự đồng ý của sinh viên. Những quy
định trên giúp sinh viên nhận thức rõ về khai thác sử dụng tài liệu như thế nào là đúng luật, thế nào là sai.?
Nếu các tài liệu trên mạng của trường nên ghi chú thích rằng việc sao chép các tài liệu này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, học tập và giảng dạy, mỗi một người chỉ được sao chép 1 bản mọi việc sao chép khác không được sự đồng ý của tác giả đều bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu tác phẩm. Nếu cho sao chép trên mạng Internet thì phải đặt phần mềm yêu cầu đăng ký tài khoản, 1 người chỉ được đăng ký 1 tài khoản (Tài khoản đó giống như việc sử dụng để đăng ký môn học theo chương trình học theo tín chỉ). Và các tài khoản này chỉ được Download 1 tài liệu 1 lần.
Thứ ba: Nhà trường cần có những quy định cụ thể về mức độ xử phạt đối với sinh viên vi phạm các quy định pháp luật về QSC tác phẩm và nên đưa vào quy chế đào tạo.
Ví dụ: đối với việc sao chép, khai thác, sử dụng tác phẩm mà không trích dẫn nguồn thì không công nhận bài làm đó, ở mức độ sao chép bài của nhau có thể cấm thi sinh viên vi phạm đó.v.v.
Mặt khác cần có chính sách khen thưởng với những sinh viên có những sáng kiến nâng cao nhận thức cho sinh viên của trường, từ đó mới là cơ sở pháp lý để cho các đơn vị trực thuộc trong trường thi hành và áp dụng.