d) Từ phía sinh viên
3.2. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên hiện nay về quyền sao chép tác phẩm.
nay về quyền sao chép tác phẩm.
Để có thể nâng cao nhận thức của sinh viên hiện nay về QSC tác phẩm, theo tác giả cần thực hiện các giải pháp đồng bộ như sau:
3.2.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ nhất: Cần hoàn thiện chính sách và pháp luật về bảo hộ quyền SHTT. Các chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền SHTT cần phải theo kịp sự thay đổi đời sống xã hội, đặc biệt là nhanh chóng của công nghệ, trong tương lai không xa khi mà trình độ dân trí càng cao sự bùng nổ công nghệ thông tin khiến hoạt động bảo vệ quyền càng trở nên phức tạp hơn chúng ta cũng cần có những thiết bị công nghệ để hạn chế, ngăn chặn những hành vi sao chép, xâm phạm.
Thứ hai: Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực SHTT đặc biệt là tránh sự chồng chéo về chức năng, thủ tục giải quyết.
Ví dụ: Tại điều 25.1.d Luật SHTT cho phép sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu, nhưng điều 25.3. Nghị đinh 100/NĐ- CP lại quy định thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số. Như vậy cùng lúc vừa là Quốc hội (cơ quan lập pháp) và Chính phủ (Cơ quan hành pháp) điều chỉnh rõ ràng sự chồng chéo lẫn nhau gây khó khăn cho người thực thi, người khai thác quyền. Nếu sử dụng điều 25.3. Nghị đinh 100/NĐ-CP thì nên bỏ điều 25.1.d luật SHTT. Hiện đã ra đời “Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam” (Vietrro) nhà nước nên tạo điều kiện phát huy vai trò của tổ chức này thì hiệu quả quản lý QSC chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả to lớn, vừa giảm được các thủ tục hành chính, giảm được chi phí, mặt khác còn nâng cao được năng lực quản lý của tổ chức.
Thứ ba: Tăng cường pháp chế nhà nước phải có những chế tài đủ mạnh để nhằm điều chỉnh quan hệ hành vi của mọi người, chỉ khi có những chế tài đầy đủ thì mới mong thay đổi được. Có vi phạm thì xử phạt bằng hành chính, nặng hơn bằng hình sự. Đối với sinh viên nếu phát hiện những vi phạm như sao chép, sửa chữa xuyên tạc.v.v. cần có biện pháp kiểm điểm như cảnh cảo, học lại môn học đó, hạ hạnh kiểm.v.v.
Thứ tư: Nhà nước cần đầu tư nhân lực, tài chính, công nghệ nhằm làm chủ những kiến thức SHTT, làm chủ công nghệ để có thể ngăn chặn những hành vi sao chép. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT. Tăng cường giao lưu hợp tác, cử đi những học viên đi du học những nước có đào tạo chất lượng về SHTT để đáp ứng phát triển đất nước.
Bên cạnh đó cần có chính sách khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có những đề xuất những giải pháp tốt, những phát hiện những vi phạm của cá nhân, tổ chức vi phạm QSC tác phẩm. Đối với sinh viên như trao các học bổng, trợ cấp học phí.v.v. nhằm khuyến khích sự học tập của sinh viên.