Đặt vấn đề:
Câu hỏi 1: Em hãy thống kê điểm các môn học của em trong 10 tuần đầu tiên. Xác định xem điểm số nào xuất hiện nhiều nhất. Tính tỉ lệ phần trăm mỗi điểm số xuất hiện.
Câu hỏi 2: Em hãy sắp xếp điểm số theo thứ tự tăng dần.
Bài mới: I. ÔN TẬP
HOẠT ĐỘNG 1
1. Số liệu thống kê
Sau đó gv đặt các câu hỏi sau:
H1: Dấu hiệu thống kê là gì? Hãy nêu dấu hiệu thống kê của ví dụ trên? H2: Số liệu thống kê là gì? Hãy nêu số liệu thống kê của ví dụ trên? H3: Trong bảng trên có bao nhiêu số liệu thống kê?
H4: Số liệu thống kê nào xuất hiện nhiều nhất, ít nhất?
HOẠT ĐỘNG 2
2. Tần số
Trong 31 số liệu thống kê ở trên, ta thấy có 5 giá trị khác nhau là: x1 = 25; x2 = 30; x3 = 35; x4 = 40; x5 = 45.
Giá trị x1 = 25 xuất hiện 4 lần, ta gọi n1 = 4 là tần số của giá trị x1.
Tương tự, n2 = 7; n3 = 9; n4 = 6; n5 = 5 lần lựơt là tần số của các giá trị x2; x3; x4; x5.
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
TL1: có 31 số liệu
TL2: có 5 giá trị khác nhau là: 25; 30; 35; 40; 45.
TL3: Số lần xuất hiện tương ứng là: 4, 7, 9, 6, 5 lần.
H1: Bảng trên có bao nhiêu số liệu thống kê.
H2: Bảng trên có bao nhiêu giá trị của số liệu thống kê?
H3: Trong bảng trên hãy tìm số lần xuất hiện của mỗi giá trị?
Gv nêu định nghĩa: SGK Gv nêu kí hiệu:
Nếu đặt x1 = 25; x2 = 30; x3 = 35; x4 = 40; x5 = 45.
Giá trị x1 = 25 xuất hiện 4 lần, ta gọi n1 = 4 là tần số của giá trị x1.
Tần số của giá trị xi kí hiệu là ni.
HOẠT ĐỘNG 3
II. TẦN SUẤT
Gv nêu khái niệm tần suất:
Trong 31 số liệu thống kê ở trên, giá trị x1 có tần suất là 4, do đó chiếm tỉ lệ là 4 12,9% 31≈ Tỉ số 4
31 hay 12,9% được gọi là tần suất của giá trị x1. Gv nêu câu hỏi:
H1: Hãy nêu khái niệm tần suất?
H2: Hãy tính tần suất của x2; x3; x4; x5 trong ví dụ 1? Dựa vào kết quả thu được hãy điền vào bảng sau:
Năng suất lúa hè thu năm 1998 của 31 tỉnh từ Nghệ An trở vào:
Năng suất lúa (tạ/ha) Tần số Tần suất (%) 25 30 35 40 45 4 … … … … 12,9 … … … … Cộng … 100 (%)
Gv nêu: Bảng 2 phản ánh tính hình năng suất lúa của 31 tỉnh, được gọi là bảng phân bố tần số và tần suất (rời rạc).
HOẠT ĐỘNG 4