II. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng
3. Kiến nghị đối với NHNo & PTNTChi nhánh Tây HàN ội
3.1. Các hình thức bảo lãnh
Nhìn chung theo quy đinh tại Quyết định 398/QĐ-HĐQT-TD ngày 02 tháng
5 năm 2007 thì NHNo&PTNT Việt Nam thì các hình thức bảo lãnh gồm 6 loại hình thức bảo lãnh : bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán. Tuy nhiên các loại hình bảo lãnh này có sự mất cân đối do vậy cần phải có kế
[58 ] ThS. Nguyễn Thị Minh Huệ, “ Hoàn thiện hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng số 22/2009.
hoạch cụ thể trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế ưu tiên phát triển từng loại hình bảo lãnh nhất định, ví dụ bảo lãnh thanh toán sẽ thực hiện vào quí I của năm tài chính. Mở rộng, nghiệp vụ bảo lãnh chứng khoán, bảo lãnh hối phiếu đòi nợ đặc biệt là ưu tiên nghiệp vụ bảo lãnh chứng khoán vì : Việt Nam đang xúc tiến quá quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng thương mại
đang tham gia thị trường chứng khoán ngày càng nhiều. Tuy nhiên thị trường chứng khoán ở Việt Nam mới được hình thành chỉ ít năm nên hầu như các doanh nghiệp chưa thực sự có đầy đủ uy tín đảm bảo sự tin cậy của công chúng và cộng
đồng doanh nghiệp nên câng có tổ chức tín dụng có uy tín đứng ra bảo lãnh tạo niềm tin cho việc phát hành bán các cổ phiếu, trái phiếu. Trên thực tế, với sự phát triển của NHNo & PTNN Việt Nam sau 20 năm đã có thương hiệu và đảm đảo
được sự tin cậy của các đối tác, do vậy lợi dụng vị thế này của NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội có thể thúc tiến mở rộng nghiệpvụ
bảo lãnh chứng khoán.
3.2. Điều kiện bảo lãnh.
Điều kiện để NHNo & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội bảo lãnh thì tổ chức, cá nhân cũng tuân thủ theo quy định tại Quyết định 26/2006/QĐ- NHNN Quy chế bảo lãnh, tuy nhiên trên thực tế việc áp dụng quy định : “Có trụ sở làm việc hợp pháp (đối với pháp nhân, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân) hoặc hộ khẩu thường trú (đối với hộ kinh doanh cá thể) cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam đóng trụ sở. Các trường hợp khác phải được sựđồng ý của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam bằng văn bản” gặp phải vướng mắc sau : Nếu như tổ chức, hộ kinh doanh cá thểở tại những khu vực có điều kiện địa hình khó khăn, cách xa chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam ( gọi tắt là chi nhánh)
đóng trụ sở mà có nhu cầu yêu cầu chi nhánh có trụ sởở một tỉnh khác gần với trụ
sở làm việc hoặc hộ khẩu thường chú của mình hơn thực hiện một nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng thì chi nhánh này phải trờ ý kiến của Tổng giám đốc NHNo & PTNT bằng văn bản là chưa thực sự hợp lý vì nó sẽ tạo ra một độ trễ về thời gian để
tiến hành các thủ tục tiếp theo trong nghiệp vụ bảo lãnh, do đó sẽ không thểđápứng
được yêu cầu phát triển các thành phần kinh tế theo chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước. Hay ngay chính trong địa bàn Hà Nội, chẳng hạn một doanh nghiệp A có trụ sở làm việc tại Ninh Bình tại nhưng có chi nhánh ( chưa có giấy uỷ
một doanh nghiệp B có trụ sở làm việc tại Quận Hai Bà Trưng, để thuận tiện cho việc thực hiện hợp đồng doanh nghiệp B yêu cầu chi nhánh của A làm đơn yêu cầu bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại một Chi nhánh NHNo & PTNT có trụ sở tại Quận Hai Bà Trưng, như vậy nếu như áp dụng đúng theo quy định này thì sẽ gây khó khăn cho bên yêu cầu bảo lãnh, tạo ra những phản ứng tiêu cực. Mặt khác việc xác
định tiêu chí “ có trụ sở làm việc hợp pháp” cũng là vấn đề. Theo quy định tại Bộ
luật Dân sự năm 2005 thì “trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơquan điều hành của pháp nhân” [59], “Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân” [60]. Như vậy theo quy định này thì trong tình huống trên thì nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng sẽ không thể thực hiện, vì Doanh nghiệp A có trụ sở làm việc tại Ninh Bình và Chi nhánh của doanh nghiệp A không có tư cách pháp nhân, do đó nó sẽ không thể đảm bảo điều kiện về : “ có đầy đủnăng lực hành vi dân sựvà năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật”. Đểđược chi nhánh NHNo & PTNT Quận Hai Bà Trưng tiến hành thủ tục bảo lãnh thì chi nhánh của A cần phải làm giấy đề nghị
A uỷ quyền cho phép thay mặt A yêu cầu nghiệp vụ bảo lãnh đó.
Để khắc phục những nhược điểm trên của quy định cần áp dụng một cách linh hoạt những quy định trong Quyết định 398/QĐ – HĐQT –TD ngày 02 tháng 5 năm 2007 của NHNo & PTNN Việt Nam. Mặt khác cần bãi bỏ cụm từ : “ các trường hợp khác cần được sựđồng ý của Tổng giám đốc NHNo & PTNT bằng văn”
trong quy định : “Có trụ sở làm việc hợp pháp (đối với pháp nhân, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân) hoặc hộ khẩu thường trú (đối với hộ kinh doanh cá thể) cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam đóng trụ sở. Các trường hợp khác phải được sự đồng ý của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam bằng văn bản”,như vậy sẽ tạo nên tính linh hoạt trong khi thực hiện nghiệp vụ.