II. Tình hình hoạt động của Chi Nhánh Tây HàN ội trong những năm gần
2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại NHNo & PTNT
2.4. Tài sản đảm bảo cho bảo lãnh
Tài sản đảm bảo cho bảo lãnh được quy định tại Điều 22 Quy định bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-HĐQT-TD ngày 02 tháng 5 năm
2007 của NHNo & PTNT Việt Nam thì các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh bao gồm ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam.
Các tài sản dùng cho bảo lãnh thường là các tài sản là động sản và bất động sản, tuy nhiên các tài sản này phải đảm bảo không thuộc vào các loại tài sản bị từ
chối bảo lãnh.Theo quy định tại các văn bản của NHNo & PTNT Việt Nam thì các tài sản được dùng trong bảo lãnh là các tài sản như : máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, kim khí, đá quý và các vật có giá trị
khác; Các quyền tài sản, quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợi, quyền nhận bảo hiểm; Tài sản hình thành trong tương lai sau thời
điểm ký kết giao dịch cầm cốnhư hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay; nhà
ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các công trình gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khách gắn liền với đất v.v.
Trên thực tế hoạt động tại chi nhánh thì các tài sản thường chấp nhận đảm bảo nghiệp vụ bảo lãnh thường là các loại tài sản phổ biến như : kim loại quý, đá quý, đồ dùng gia dụng; các loại phương tiện vận tài mà khách hàng có quyền sở
hữu. Còn các loại tài sản khác như : quyền tài sản phái sinh từ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ ít thấy được chấp nhận. Đặc biệt là tài sản hình thành trong
tương lai, chi nhánh rất thận trọng khi chấp nhận loại tài sản này dùng làm tài sản
đặc biệt của loại tài sản hình thành trong tương lai thể hiện ởtính đặc thù của quyền sở hữu đối với tài sản hình thành trong tương lai[37 ]:
- Thứ nhất : tại thời điểm xem xét người chủ sở hữu của tài sản hình thành
trong tương lai chưa hoàn toàn xác lập quyền sở hữu đầy đủ cho mình nhưng vì
trong tương lai gần người ấy sẽ xác lập được quan hệ sở hữu đối với tài sản ấy. - Thứ hai : đối tượng của quan hệ sở hữu thì tại thời điểm đang được xem xét tài sản chưa hình thành “ vật chất – sản phẩm để trở thành đối tượng xác lập quan hệđầy đủ.
- Thứ ba, về tính chất thì tại thời điểm hiện tại quyền sở hữu của người đối với tài sản hình thành trong tương lai thực chất là một loại quyền tài sản phát sinh từ
hợp đồng với chủ sở hữu hoặc theo quy định pháp luật. Do quyền sở hữu của chủ
thểđang xem xét chưa xác lập tại thời điểm hiện hữu nên người chủ trong tương lai
không thểcó đầy đủ mọi quyền của chủ sở hữu mà chỉ có một số quyền như : dùng
tài sản đểđảm bảo nghĩa vụ dân sự, nhận tài sản để xác lập quan hệ sở hữu sau khi hoàn thành các nghĩa vụ , chếước quyền đối với chủ sở hữu và người thứ ba.
Với tính chất trên tài sản hình thành trong tương lai được pháp luật công nhận là đối tượng của giao dịch đảm bảo. Những văn bản pháp luật tuy đã có những
quy định về việc giao dịch đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai tuy
nhiên vẫn chưa đưa ra được một hệ thống đầy đủ các quy định riêng áp dụng cho loại tài sản đặc thù này. Có nhiều văn bản khác nhau đề cập đến tài sản hình thành
trong tương lai nhưng vẫn chưa nhất quán nên đã gây ra các cách hiểu khác nhau dẫn đến việc xác định tài sản hình thành trong tương lai khác nhau. Mặt khác công
tác định giá tài sản hình thành trong tương lai cũng gây nên những khó khăn nhất
định cho cán bộ tín dụng. Do đó khi tiếp nhận tài sản đảm bảo là tài sản hình hình
trong tương lai thì chi nhánh thường thận trọng, xem xét kỹlưỡng hơn đối với các tài sản khác nhằm hạn chế những rủi do không đáng có.
[37 ] LS. Đỗ Hông Thái, “Tài sản hình thành trong tương lai là đối tượng dùng đểđảm bảo nghĩa vụ dân sự”. Tạp chí Ngân Hàng số 7/2006.