Điều kiện bảo lãnh

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “ Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội” doc (Trang 42 - 45)

II. Tình hình hoạt động của Chi Nhánh Tây HàN ội trong những năm gần

2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại NHNo & PTNT

2.3. Điều kiện bảo lãnh

Theo Điều 8 quy định bảo lãnh ngân hàng ban hành theo Quyết định

398/QĐ-HĐQT-TD ngày 02 tháng 5 năm 2007 thì NHNo & PTNT Việt Nam xem xét và quyết định bảo lãnh khi khách hàng có đủcác điều kiện sau:

Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sựtheo quy định của pháp luật.

Có trụ sở làm việc hợp pháp (đổi với pháp nhân, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân) hoặc hộ khẩu thường trú (đối với hộ kinh doanh cá thể) cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam đóng trụ sở. Các

trường hợp khác phải được sự đồng ý của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam bằng văn bản.

Có dự án đầu tư hoặc phương án kinh doanh phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và có hiệu quả khảthi đề nghị bảo lãnh.

Đổi với bảo lãnh hối phiểu, lệnh phiếu, khách hàng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật vềthương phiếu.

Đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài, khách hàng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật vềthương phiếu.

Đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài, khách hàng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý vay và trả nợnước ngoài.

Theo các điều kiện trên thì khách hàng đảm bảo các điều kiện chủ yếu 1, 2, 3 có thểđược ngân hàng xem xét và quyết định bảo lãnh. Đối với các trường hợp thực hiện yêu cầu bảo lãnh theo ủy quyền :

- Đối với các công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh v.v thì ngân hàng yêu cầu cần phải có biên bản chấp nhận ủy quyền của

đại cổđông.

- Đối với cá nhân tùy từng trường hợp và mức độ tín nhiệm của ngân hàng

đối với cá nhân có yêu cầu bảo lãnh ủy quyền cho người khác thực hiện bảo lãnh ngân hàng có những yêu cầu cụ thể. Tuy nhiên các yêu cầu đối với người được ủy quyền như : có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sựđủ thì người được ủy quyền phải đáp ứng được. Việc ủy quyền giữa người ủy quyền và người được ủy quyền phải được làm bằng văn bản và nêu rõ phạm vi ủy quyền. Khi tiếp nhận

trường hợp ủy quyền đối với cá nhân thì các nhân viên tại ngân hường thường yêu cầu người được ủy quyền xuất trình những chứng cứ( như chứng minh thư, văn bản

ủy quyền) đảm bảo cho việc ủy quyền là chính xác, sự hợp pháp của giao dịch. Những trường hợp bị từ chối bảo lãnh gồm:

i)Phương án kinh doanh không khả thi, dẫn đến có nguy cơ cao ngân hàng

phải thanh toán thay.

ii)Hàng hoá hoặc dịch vụ cung cấp không phù hợp với pháp luật và các quy

định của chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

iii)Tài sản đảm bảo không đủ giá trị hoặc tính pháp lý đểđảm bảo cho khoản bảo lãnh.

Tài sản đảm bảo không đủ giá trị ở đây được hiểu là giá trị tài sản của chủ

thể yêu cầu bảo lãnh tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo lãnh nhỏ hơn tổng giá trị

yêu cầu bảo lãnh. Tài sản đảm bảo không đủtính pháp lý đểđảm bảo cho khoản bảo lãnh được hiểu là các tài sản phải đáp ứng đủcác điều kiện sau :

+ Thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của khách hàng : tức khách hang phải xuất trình được Giấy chứng nhận sở hữu, quyền quản lý tài sản. Trong

trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất thì khách hàng phải xuất trình được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Thuộc loại tài sản được phép giao dịch : tức là các loại tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.

+ Không tranh chấp tại thời điểm ký kết hợp đồng đảm bảo : tức loại tài sản mà khách hàng dùng làm tài sản đảm bảo cho ngân hàng tại thời điểm ký kết hợp

đồng không trong tình trạng tranh chấp giữa các bên. Đểđảm bảo cho điều kiện này thì chi nhánh[36] ngân hàng thường yêu cầu khách hàng làm bản cam kết bằng văn

bản về việc tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý tài sản đó và chụi trách nhiệm trước pháp luật với những cam kết của mình.

+ Phải mua bảo hiểm nếu pháp luật có quy định : Đối với các tài sản mà pháp luật có yêu cầu mua bảo hiểm thì trong quá trình hoạt động của mình chi

nhánh thường yêu cầu khách hàng xuất trình Hợp đồng mua bảo hiểm trong thời hạn bảo lãnh. Đồng thời để đảm bảo an toàn vốn, chi nhánh yêu cầu khách hàng chuyển tên người hưởng thụ trong Hợp đồng bảo hiểm là NHNo trong trườn hợp có rủi do hoặc buộc khách hàng cam kết bằng văn bản về việc chuyển toàn bộ số tiền

được đền bù theo Hợp đồng bảo hiểm để thanh toán nợ gốc, lãi, và các chi phí khách tại NHNo.

Tuy nhiên trên thực tế hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh, nhiều trường hợp khách hàng có yêu cầu bảo lãnh không đáp ứng được những yêu cầu mà NHNo đưa ra. Đặc biệt là các Doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình do có nguồn vốn đầu tư ích, do đó giá trị tài sản đảm bảo thực hiện bảo lãnh thường không đáp ứng được. Trong một số trường hợp cá biệt nhằm đạt được mục đích vay vốn của mình, khách hàng

đã dấu những thông tin về tranh chấp tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng định đoạt

[36 ] Chi nhánh ởđây được hiểu là Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn chi nhánh Tây Hà Nội

của mình đã làm văn bản cam kết tài sản không có tranh chấp sau thời gian giải ngân, chi nhánh phát hiện tài sản đảm bảo cho nghiệp vụ của mình đã có tranh chấp

trước khi ký Hợp đồng đảm bảo do đó dẫn đến rủi do về tài sản cũng như về mặt pháp lý cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “ Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội” doc (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)