Kiến nghị với cơ quan ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “ Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội” doc (Trang 64 - 66)

II. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng

1. Kiến nghị với cơ quan ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật

1.1. Hoàn thiện quy định v hiu lc ca giao dịch đảm bo.

Như ta đã biết rằng giao dịch đảm bảo có hiệu lực pháp lý đối với người thứ

ba kể thời điểm đăng ký[51], do đó những hợp đồng chưa đăng ký sẽ không có hiệu lực pháp lý, mặt khác những cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo không tập trung và thông tin ràn trải dẫn đến không đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của TCTD cũng như khách hàng. Để đảm bảo được quyền và lợi ích thiết thực của TCTD cũng như khách hàng thì các cơ quan ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật cần có quy định giao dịch đảm bảo có hiệu lực kể từngày đăng ký cho đến khi nghĩa vụđược đảm bảo chấm dứt theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật trừ trường hợp các bên có yêu cầu xóa đăng ký trước thời hạn. Trên

cơ sởđó các NHTM sẽ chủđộng xem xét và vận dụng cho phù hợp với từng giao dịch cụ thể. Quy định như vậy sẽ hạn chế bớt rủi ro cho các NHTM đồng thời giảm chi phí không cần thiết đến mức thấp nhất (lệ phí đăng ký gia hạn), tiết kiệm thời gian và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên

1.2. Hoàn thiện quy định v x lý tài sản đảm bo.

Cần phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống đăng ký tài sản, giúp

ngân hàng có cơ sởđể xử lý tài sản đảm bảo được thuận lợi, dễdàng đưa tài sản vào chu chuyển trong nền kinh tế.

Tòa án cần đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụán liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố. Do mỗi vụ án có những nguyên nhân và hình thức khác nhau nên Tòa án và

các cơ quan thi hành cần phối hợp các cơ quan có liên quan, nhất là NHNN để xử lý dứt điểm từng trường hợp, không đểdây dưa kéo dài.

Cơ quan thi hành án thực hiện nghiêm túc, đúng quy định việc cưỡng chế

buộc khách hàng được bảo lãnh có tài sản đảm bảo thi hành án, xử lý nghiêm các

trường hợp chây ỳ không chịu bàn giao tài sản thế chấp cho ngân hàng phát mại.

Trung tâm bán đấu giá tài sản phối hợp với Sở địa chính- Nhà đất kịp thời làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá là nhà, đất để tạo điều kiện

cho người mua.

Một vấn đề nữa là cần xác định rõ quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và khách

hàng được bảo lãnh có tài sản bảo đảm là quan hệ hợp đồng. Điều này liên quan trực tiếp khi xảy ra trường hợp khách hàng được bảo lãnh có tài sản đảm bảo không thực hiện nghĩa vụ đã giao kết sau khi ngân hàng bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ

bảo lãnh với bên thứba theo đúng giao kết trong giao dịch bảo lãnh, các ngân hàng

có đầy đủ thẩm quyền xử lý tài sản thế chấp, cầm cố hoặc khởi kiện ra cơ quan tài

phán.

1.3. Hoàn thin h thng pháp lut theo cam kết m ca thtrường dch v ngân hàng ca Vit Nam. hàng ca Vit Nam.

Cho đến nay, Việt Nam đã cam kết mở cửa khu vực dịch vụ ngân hàng trong các Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định Tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản và Cam kết gia nhập Tổ chức Thương

mại Thế giới. Nội dung chủ yếu của các cam kết quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng là từng bước mở cửa khu vực dịch vụ ngân hàng, xoá bỏ dần các phân biệt đối xử

giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là về việc tiếp cận thịtrường và đối xử quốc gia. Vềcơ bản, nội dung cam kết quốc tế

của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng thể hiện trong bản cam kết gia nhập Tổ

chức Thương mại Thế giới, cụ thể:

Các cam kết WTO trong lĩnh vực ngân hàng được thể hiện qua: (i) Các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ thể hiện trong Biểu cam kết dịch vụ; (ii) Các cam kết đa phương thể hiện trong Báo cáo gia nhập của Ban công tác[52]. Do đó để đáp

ứng lộ trình hội nhập và các nguyên tắc cơ bản trong WTO thì cơ quan ban hành pháp luật cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật theo các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo lộ trình cam kết của Hiệp định thương

mại Việt – Mỹ, Hiệp định khung về thương mại, dịch vụ ASEAN. Đồng thời thực hiện các cam kết gia nhập WTO theo yêu cầu của Hiệp định GATS, tiếp tục chủ động nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thịtrường và hoạt động ngân hàng của các tổ

chức tín dụng nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam theo lộ trình đã cam kết. Vừa

[52 ] Xem thêm Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt

tạo cơ hội cho các tổ chức tín dụng nước ngoài vào hoạt động hợp pháp và theo cam kết quốc tế, vừa có phương thức, cơ chế quản lý mềm dẻo, đúng pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tếđể hạn chế sự thao túng, cạnh tranh không lành mạnh hoặc thôn tính bất lợi của các tổ chức tín dụng nước ngoài đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong nước mở rộng hoạt động ra thịtrường nước ngoài thông qua các hình thức cung cấp dịch vụ trong khuôn khổWTO đặc biệt là hiện diện thương mại và cung cấp qua biên giới. Ngoài ra cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả áp dụng luật

thương mại trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn cho hoạt động của các NHTM. Sửa đổi bổ sung, ban hành mới các quy định pháp luật cũng như các cơ chế, thiết chếđảm bảo cho quyền của chủ nợđược thực thi hiệu quả trong thực tế là một yêu cầu cấp thiết. Nó là cơ sở

cho sự minh bạch và hoạt động an toàn của thịtrường tài chính tiền tệnước ta cũng như đáp ứng yêu cầu lành mạnh hoá các NHTM trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần phát hành một bản công bố chính thức thông báo về việc công nhận và tuân theo các thông lệ quốc tế[53] để có thể sử dụng các quy định theo thông lệ quốc tế tại toà trong trường hợp có tranh chấp.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “ Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội” doc (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)