II. Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng
2. Giới thiệu về NHNo & PTNT Việt Nam Chi Nhánh Tây HàN ội
2.1. Lịch sử hình thành.
Trên cơ sở tại Điều 2.3 Quy định về mạng lưới hoạt động của Ngân hàng
thương mại ban hành theo Quyết định số 13/2008/QĐ – NHNN ngày 29 tháng 4
năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì tại Điều 17 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ban hành theo Quyết định số117/2002/QĐ/HĐQT-NHNo của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam quy định hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn b ao gồm :
1. Trụ sở chính.
2. Sở Giao dịch, các Chi nhánh phụ thuộc (gọi là Chi nhánh cấp 1), văn phòng
đại diện, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc.
3. Các Chi nhánh phụ thuộc Chi nhánh cấp 1 (gọi là Chi nhánh cấp 2).
4. Các Chi nhánh phụ thuộc Chi nhánh cấp 2 (gọi là Chi nhánh cấp 3).
5. Các Phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm trực thuộc Sở Giao dịch, Chi nhánh cấp
1, Chi nhánh cấp 2, Chi nhánh cấp 3.
Cũng theo Khoản 5 Điều 2 Quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng
thương mại thì Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, có con dấu, thực hiện hoạt động kinh doanh theo ủy quyền của ngân hàng thương mại.
[32 ]Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam : 20 năm xây dựng và trưởng thành, trang 36 -37.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 126/QĐ/HĐQT-TCCB từ ngày 05/06/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Từ khi thành lập chi nhánh
đã sớm ổn định về tổ chức, mạng lưới mở rộng hoạt động kinh doanh, đến nay đã triển khai nhiều điểm giao dịch tại các tụđiểm dân cư, thương mại trên toàn địa bàn Thành Phố. Hoạt động của chi nhánh ngày càng mở rộng và đạt kết quả cao. Sau 7
năm hoạt động hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội có một mạng lưới hoạt động gồm 4 chi nhánh cấp 2 và 8 phòng giao dịch tại phía Tây Hà Nội. Với sốlượng các bộ công nhân viên chức trong toàn chi nhánh là 206 cán bộ với độ tuổi trung bình là 34 trong đó có 106 người có trình độ đại học và trên đại học[33].
Chi nhánh thực hiện chương trình giao dịch bán lẻ, hệ thống các trang bị hiện đại: Máy vi tính, máy ATM ... và các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đa
dạng thoả mãn được nhiều yêu cầu của thành phần kinh tế sự đa dạng của khách hàng. Là đơn vị kinh doanh có hiệu quả, hệ số lương vượt so với mức khoán của Ngân hàng Nông nhiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam đề ra.
* Địa chỉ liên hệ : Trụ sở chính: 115 Nguyễn Lương Bằng, phường Nam
Đồng, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
ĐT: 04.5332243; FX: 04- 5332242; SWIFT CODE :VBAAVNVX421. Website: www.agibanktayhanoi.com.vn
2.2. Cơ cấu tổ chức.
2.2.1 Bộ máy tổ chức.
Thêo Điều 20 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 117/2002/QĐ/HĐQT – NHNo thì cơ cấu tổ chức của chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3 bao gồm :
[33]TS.Nguyễn Hữu Huấn, Bài phát biểu : “Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2009
”, tại Chi Nhánh Tây Hà Nội, ngày 31/12/2009. Và Nguyễn Việt Anh, Chuyên đề tốt nghiệp : “ Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi do tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Tây Hà Nội”, tại ĐH Ngoại Thương, năm 2008 trang 3;
1. Giám đốc.
2. Các Phó giám đốc. 3. Trưởng Phòng Kế toán.
4. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm.
6. Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
Theo đó NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội cũng gồm : giám đốc, hai phó giám đốc, phòng hành chính nhân sự, phòng kế hoạch kinh doanh,
phòng kế toán - ngân quỹ, phòng thanh toán quốc tế, tổ kiểm tra - kiểm toán nội bộ,
các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh. Theo đó ta có sơđồ sau :
Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội. [ 34]
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi Nhánh Tây Hà Nội và các phòng ban trực thuộc Chi Nhánh. Chi Nhánh.
a.Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh.
Căn cứ vào Quyết định số 126/QĐ/HĐQT-TCCB từ ngày 05/06/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thì chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh Tây Hà Nội như sau :
- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ với nhiều hình thức: Mở
tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi Tiết kiệm, Kỳ phiếu, Trái phiếu...
[34 ]. Tác giả tổng hợp dựa trên Quyết định 126/QĐ/HĐQT-TCCB và “ Sổ tay tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn”, trang 31 - 45.
Giám đốc Chi nhánh Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập chi nhánh Phòng hành chính nhân sự Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán, ngân quỹ Phòng thanh toán quốc tế Phòng kiểm tra nội bộ Phòng giao dịch Phó Giám đốc Phó Giám đốc
- Đầu tư vốn Tín dụng bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế.
- Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức Tài chính, Tín dụng và cá
nhân trong và ngoài nước như tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giải ngân cho các dự án, thanh toán thẻ Tín dụng, séc du lịch vv…
- Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ như : Chuyển tiền
điện tử trong nước, thanh toán Quốc tế qua mạng SWIFTCODE : VBAAVNVX421. - Chi trả, mua bán Ngoại tệ, chiết khấu cho vay cầm cố chứng từ có giá. - Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác nhau trong và ngoài nước.
- Thực hiện các dịch vụ khác.
b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng.[35]
- Phòng Hành chính – Nhân sự: Tham mưu cho Ban Giám đốc về: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, quy
hoạch, bổ nhiệm cán bộ... Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về Tổ chức
cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, công tác hậu cần trong Chi nhánh. đồng thời có nhiệm vụ tư vấn Pháp luật trong việc thực thi các nhiệm vụ về
ký kết Hợp đồng, tham gia tố tụng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến con người và tài sản của Chi nhánh theo sự uỷ quyền của Giám đốc.
- Phòng Kế hoạch – Kinh doanh:Tham mưu cho Ban Giám đốc về: Chiến lược, Kế hoạch phát triển Kinh doanh, nghiên cứu áp dụng các sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng tại Chi nhánh. Đây là phòng Trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các
nghiệp vụ về Kế hoạch, huy động vốn, cấp tín dụng đối với khách hàng.
- Phòng Kế toán – Ngân quỹ: giup việc cho Ban Giám đốc về: Quản lý, Tài chính, Kế toán, Ngân quỹ trong Chi nhánh. Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp
vụ về Tài chính, Kế toán, Ngân qũy để quản lý và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng
vốn, quản lý Tài sản, Vật tư, thu nhập, chi phí xác định kết quả hoạt động của Chi
nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội. Trực tiếp quản lý và triển khai công tác tin học
trong toàn Chi nhánh.
[35 ]Trần Thị Minh Thuý,Chuyên đề tốt nghiệp: “ Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Tây Hà Nội”, ĐH Quốc Gia, năm 2007,trang 31- 34.
- Phòng Thanh toán Quốc tế: Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược
phát triển, theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện các sản phẩm, dịch vụ : Kinh
doanh Ngoại tệ, Thanh toán Quốc tế, cho vay tài trợ xuất, nhập khẩu tại Chi nhánh.
- Tổ kiểm tra, Kiểm toán Nội bộ: Tổ Kiểm tra Kiểm toán nội là bộ phận
chuyên trách, hoạt động độc lập với các Phòng nghiệp vụ khác, giúp Giám đốc điều hành đúng Pháp luật mọi nghiệp vụ Ngân hàng; Hạn chế rủi ro trong kinh doanh,
đảm bảo an toàn tài sản, đảm bảo tính chuẩn xác của số liệu hạch toán. Trực tiếp
triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ về Kiểm tra Kiểm toán. Đây là phòng có Nhiệm
vụ: giám sát việc chấp hành Pháp luật, chấp hành các quy định của NHNo&PTNT
Việt Nam; Trực tiếp Kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực của
NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội.
- Phòng giao dịch : Theo quyết định số 640/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 23
tháng 5 năm 2008 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Phòng giao dịch thuộc Sở giao dịch, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thì chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của phòng giao dịch :
- Tiếp thị tìm hiểu giới thiệu khách hàng cho Sở, Chi nhánh trực tiếp quản lý. - Trực tiếp thực hiện một số giao dịch với khách hàng bao gồm : huy động vốn, cho vay, giải ngân, thu nợ, thu lãi theo các hợp đồng tín dụng đã được phê duyệt, chi trả kiều hối và một số các dịch vụthanh toán do Giám đốc Sở, Chi nhánh trực tiếp quản lý giao theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Chịu sự điều hành của Giám đốc về mọi hoạt động trong lĩnh vực được
giao, được Giám uỷ quyền quản lý con người, mọi tài sản được giao tại Phòng, nhận và thực hiện các chỉ tiêu Kế hoạch khoán tài chính do Giám đốc giao, thực hiện chếđộ hạch toán báo sổ, chấp hành đúng qui trình tác nghiệp vềcác chuyên đề
chuyên môn nghiệp vụ.
- Phát hành và chiết khấu giấy tờ có giá do Ngân hàng Nông nghiệp, Sở và Chi nhánh loại 1, 2 trực tiếp quản lý uỷ quyền phát hành.
- Hướng dẫn khách hàng xây dựng dựán, phương án vay vốn.
- Đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, các loại chứng từ có giá, thẻ phiếu trắng, các hồsơ lưu về khách hàng và quản lý tốt tài sản trang thiết bị làm việc.