Những mặt còn hạn chế trong thực hiện nghiệpvụ bảo lãnh

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “ Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội” doc (Trang 51 - 54)

II. Tình hình hoạt động của Chi Nhánh Tây HàN ội trong những năm gần

2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại NHNo & PTNT

2.6.2.2. Những mặt còn hạn chế trong thực hiện nghiệpvụ bảo lãnh

Bên cạnh những thành tựu, thì hoạt động bảo lãnh tại NHNo & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội vẫn còn những hạn chế cần phải được khắc phục, để có hiệu quả cao hơn. Cụ thể là :

- Hoạt động bảo lãnh trong nước vẫn chưa thể đáp ứng được tối đa nhu cầu của các doanh nghiệp, hộgia đình, hợp tác xã trong nền kinh tế.

- Sự mất cân đối trong các loại hình bảo lãnh, các hình thức bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tiền ứng trước phát triển khá mạnh so với các hình thức bảo lãnh khác như: bảo lãnh thanh toán....mà những hình thức bảo lãnh này có thể đặt ngân hàng vào tình trạng rủi ro nhiều hơn do giá trị hợp đồng lớn và hợp đồng này thường kéo dài. Các hình thức như bảo lãnh thanh toán, bảo

lãnh chất lượng sản phẩm... mặc dù đã được ngân hàng chú ý phát triển nhưng vẫn còn chưa nhiều, doanh số còn chưa cao.

- Còn nhiều vướng mắc liên quan đến tài sản đảm bảo trong khi xác định hạn mức bảo lãnh cho khách hàng. Điều này xuất phát từ sự không thống nhất giữa các

văn bản quy phạm pháp luật và trong quá trình thực hiện của cơ quan công chứng,

cơ quan đăng ký tài sản đảm bảo.

- Hiện nay, ngân hàng chưa có chuẩn mực đểxác định hạn mức mà việc xác

định hạn mức chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Điều này cho thấy sự yếu kém trong việc lượng hóa các chỉ tiêu quan trọng,

đánh giá nhu cầu và khảnăng của khách hàng.

- Việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối ứng còn nhiều lúng túng. Đặc biệt là soạn thảo thư bảo lãnh cũng như thỏa thuận cách giải quyết tranh chấp liên quan

đến bảo lãnh đối ứng.

- Công tác thẩm định, kiểm tra, quản lý tài sản nợ vẫn còn thiếu sót. Theo thống kê của ban kiểm toán nội bộ thì chất lượng của công tác thẩm định đạt 85% so với thực tế.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vấn đề còn tồn đọng trong nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh là do :

- Có rất nhiều các văn bản do NHNN và các NHNo & PTNT Việt Nam quy

định về nghiệp vụ bảo lãnh nhưng mà vẫn không đầy đủ, đồng bộ và hay thay đổi làm cho quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nếu mà ngân hàng thực hiện đúng quy trình và quy định đó thì hầu hết các doanh nghiệp đều không có đủ điều kiện đểđược hưởng dịch vụ bảo lãnh, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, thì các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản, các thủ tục giải quyết các tranh chấp, phát mại tài sản... chưa đầy đủ, còn nhiều vướng mắc gây khó

khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện bảo lãnh cũng như thu lại các khoản bồi hoàn nếu rủi ro xảy ra.

- Hoạt động trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng, đặc biệt là ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài và ngân hàng ngoại thương là những ngân hàng có nhiều

điều kiện thuận lợi và kinh nghiệm cũng như uy tín cao trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Vì vậy ngân hàng luôn phải đối đầu và mất đi phần nào thị phần hoạt

động bảo lãnh trên thị trường và làm hạn chế sự tăng trưởng phát triển nghiệp vụ

này của ngân hàng. Do đó đã hạn chế các đối tượng khách hàng này sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng.

CHƯƠNG III. MT S KIN NGH NHM HOÀN THIN PHÁP

LUT V BO LÃNH NGÂN HÀNG

I.Tình hình áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam hiện nay và

những hạn chế.

1.Tình hình áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.

Luật các TCTD ra đời đã có những đóng góp quan trọng trong công tác quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Luật các TCTD tạo ra nền tảng pháp lý cơ bản cho tổ chức và hoạt động của các TCTD, trên cơ sở những quy định của Luật các TCTD, NHNN đã xây dựng và ban hành những quy định liên quan đến bảo lãnh ngân hàng nhằm tạo ra môi trương pháp lý đầy đủ về hoạt động của các TCTD tại Việt Nam. Công tác thanh tra hiện nay chủ yếu là đánh giá sự tuân thủ

của các TCTD đối với các quy định của Luật và các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở thanh tra kiểm tra đã yêu cầu các TCTD kịp thời chỉnh sửa, khắc phục những tồn tại, vi phạm và tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát nội bộ đểngăn chặn và giảm thiểu rủi do trong quá trình hoạt động. Luật và các văn bản

hướng dẫn Luật Các TCTD đã tạo điều kiện cho các TCTD nâng cao công tác quản trịđối với TCTD của mình, nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, từng bước tiếp cận dần với những chuẩn mực và thông lệ quốc tế [38]. Trước tình hình khủng hoảng kinh tếvào năm 2008 và đầu năm 2009 nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động ổn định Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định số 14/2009/QĐ – TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 21 tháng

01 năm 2009 về quy chế quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại và Quyết định số 60/2009/QĐ – TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 17 tháng 4 năm 2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 14/

QĐ – TTg. Theo đó thì các doanh nghiệp có vốn điều lệ 20 tỷđồng và sử dụng 500

lao động sẽđược vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và bên nhận bảo lãnh là các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Như vậy các doanh nghiệp không đủ điều kiện để vay vốn theo Quyết định này thì sẽ tuân theo pháp luật dân sự và chủ yếu là quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết

[38]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “ Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành luật các tổ chức tín dụng”, Hà Nội

định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc NHNN. Các quy định của quy chế cũng đã khá cụ thể giúp ngân hàng và khách hàng có nhu cầu có thể

thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng một cách thuận lợi.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “ Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội” doc (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)