II. Tình hình hoạt động của Chi Nhánh Tây HàN ội trong những năm gần
2. Những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng
2.5. Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Toà án chưa thực sự hiệu quả để
hàng bảo vệ quyền lợi của mình.
Về mặt lý thuyết thì khởi kiện ra toà là biệm pháp cuối cùng và hiệu quả nhất
cho ngân hàng để thu hồi các khoản nợ khi con nợ lẩn tránh nghĩa vụ của mình khi
đến hạn. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy việc khởi kiện tại toà án chưa thực sự là phương thức hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ nói chung và của ngân
hàng nói riêng. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì bất cứ một vụ
tranh chấp nào khi được thụ lý đều phải trải qua thủ tục xét xử “ Sơ thẩm” thông thường. Điều này chưa thực sự hợp lý, trong một số trường hợp do tranh chấp có giá trị nhỏ, các tình tiết đơn giản, các chứng cứđược đương sự cung cấp rõ ràng mà áp dụng theo đúng trình tự sẽ gây mất nhiều thời gian, lãng phí tiền của cho nhà nước
và đương sự, gây ra những phản ứng tiêu cực cho các bên tham gia tranh chấp. Theo quy định trong Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 thì: “ các đương sự có
quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp” [43], “ các đương sự có quyền yêu cầu áp dụng các
biệm pháp khẩn cấp tạm thời và phải trụi trách nhiệm do việc yêu Toà án áp dụng
biệm pháp khẩn cấp tạm thời” [44]. Tuy nhiên, trên thực tế việc các đương sự thực
[43 ] Khoản 1 Điều 6 của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004.
hiện những quyền này còn nhiều hạn chế. Thứ nhất, về việc cung cấp chứng cứ, hệ
thống văn bản pháp luật hiện hành chưa thực sự có cơ chế bảo vệ hiệu quả quyền
lợi cho đương sự trong việc yêu cầu cung cấp chứng cứ, chưa có quy định mang
tính chế tài cần thiết để các bên liên quan cung cấp những chứng cứ khi có yêu cầu
của đương sự. Thứ hai, theo quy định tại Điều 99 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004,
đương sự chỉ có quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu
họ khởi kiện vụ án dân sự. Trong thực tế có nhiều trường hợp đương sự chỉ muốn
yêu cầu toà án áp dụng ngay một biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, để bảo vệ
quyền và lợi ích của mình mà không muốn khởi kiện bởi họ không có tranh chấp
hoặc có tranh chấp nhưng tranh chấp đó đã được giải quyết sau khi toà án áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết. Với quy định như hiện nay trong Bộ Luật Tố
tụng dân sự 2004 thì vô hình chung đã buộc đương sự phải khởi kiện vụ án dân sự
ngay cả khi họ không muốn. Kế tiếp, thủ tục ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời được quy định tại Điều 117 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 cũng còn bất
cập. Thời hạn để thẩm phán ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là ba ngày hoặc 48 giờ tùy từng trường hợp cụ thể vẫn là quá dài, không đáp ứng được
tính khẩn cấp. Bởi đối với những biện pháp phong tỏa về tài khoản, tài sản thì
đương sự có khả năng bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này chỉ cần một thời
gian rất ngắn để rút tiền hoặc tẩu tán tài sản.
Về những quy định về định giá tài sản trong Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004
vẫn còn nhiều bất cập gây khó khăn cho các bên tham gia vào quá trình tố tụng. Ví
dụ theo quy định tại khoản 2 Điều 92 của Bộ Luật Tố tụng dân sự : “ …Trong trường hợp cần thiết, đại diện ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá”. Việc áp dụng quy định này trong thực tế các Tòa án
băn khoăn do không xác định được thế nào là “trường hợp cần thiết”. Vì vậy, có vụ
án Tòa án mời ủy ban, có vụ án Tòa án không mời ủy ban. Điều này còn liên quan
đến việc xác định tính hợp pháp của biên bản định giá khi đánh giá chứng cứ là biên bản định giá. Nếu không có chữ ký của đại diện ủy ban nhân dân trong biên bản định giá có bị coi là vi phạm thủ tục thu thập chứng cứ không? Vấn đề đặt ra, khi
nào thì đại diện uỷ ban xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá
tài sản? Bên cạnh đó, trường hợp tài sản chung được định giá cùng một thời điểm nhưng ở hai trung tâm định giá khác nhau, có giá khác nhau thì kết quả của trung tâm nào làm căn cứ xét xử. Trong trường hợp đương sự có khiếu nại về kết quả định
giá của Hội đồng định giá thì Tòa án có buộc phải tiến hành định giá lại không?
Nếu khi tiến hành định giá lại thì vẫn Hội đồng định giá đó tiến hành định giá hay
phải thành lập Hội đồng định giá khác và Hộiđồng định giá khác được thành lập ở
cấp nào?