Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “ Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội” doc (Trang 29 - 30)

II. Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng

2. Các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về bảo lãnh ngân hàng

2.7.3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Trọng tài thương mại được thành lập để giải quyết các tranh chấp thương

mại. Tuy nhiên, tranh chấp thương mại chỉ có thể thuộc thẩm quyền của trọng tài

thương mại nếu như các bên có tranh chấp có thỏa thuận trọng tài. Theo PLTTTM 2003, phạm vi giải quyết các hoạt động liên quan đến thương mại của trọng tài

được quy định tại Khoản 2 Điều 3. Theo đó muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì các bên phải có thỏa thuận, thỏa thuận này có thể trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp nhưng phải trước khi gửi hồ sơ lên trọng tài. Thỏa thuận trọng tài đó có

thể là thỏa thuận trong hợp đồng hoặc có thể bằng một văn bản riêng biệt. Các bên có thể tự thỏa thuận với nhau lựa chọn bất kỳ tổ chức trọng tài nào để giải quyết tranh chấp. Với tư cách là một tổ chức phi chính phủ thì trọng tài thương mại không

có cơ quan cấp trên nên phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm. Phán quyết của trọng tài có hiệu lực kể từ ngày được công bố và nó không bị kháng cáo hay kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm như bản án sơ thẩm của tòa án và cũng không có

thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Nếu quyết định của trọng tài không bị tòa án hủy bỏ theo đơn yêu cầu của một trong các bên thì nó sẽđược thi hành, như vậy, quyết

định trọng tài có thể được cưỡng chế thi hành nếu như quyết định này là hợp pháp. Mặt khác, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại còn có một số ưu điểm so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác như tòa án, thương lượng hay hòa giải thẻ hiện việc giải quyết tranh chấp đảm bảo bí mật thương mại cho các bên, tiết kiệm nhờ thủ tục tố tụng đơn giản, ngắn gọn, tốc độ giải quyết tranh chấp nhanh.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “ Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội” doc (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)