Phương hướng phát triển của mô hình Đại học Quốc gia Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý tài chính đáp ứng mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 74 - 77)

- Singapore:

3.1.3. Phương hướng phát triển của mô hình Đại học Quốc gia Hà Nộ

Trong đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội do Đại hội IX đề ra đã khẳng định sự cần thiết phải xây dựng hai Đại học Quốc gia thành những trung tâm hàng đầu của quốc gia trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Cho đến nay, về cơ bản ĐHQGHN đã đạt được những mục tiêu trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển. ĐHQGHN đã xác lập được mô hình tổ chức và cơ chế quản lý, khẳng định được những tiêu chí quan trọng nhất để có thể trở thành hạt nhân thúc đẩy quá trình đổi mới sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Mô hình của ĐHQGHN đã ổn định, sự đầu tư của Nhà nước sẽ ngày càng lớn hơn, đây là một thời cơ lớn. Song cũng đứng trước những khó khăn mới, thách thức mới to lớn gay gắt. Đó là phải vận hành mô hình ĐHQGHN, sử dụng đầu tư của Nhà nước có hiệu quả cao, chất lượng cao trong điều kiện các nguồn lực còn hạn hẹp.

Khẩu hiệu hành động của ĐHQGHN trong thời gian tới là: ổn định- phát triển - hiện đại - chất lượng cao. Từ khẩu hiện hành động trên, phương hướng phát triển ĐHQGHN như sau:

Một là: Công tác tổ chức.

Hoàn chỉnh mô hình của ĐHQGHN theo cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, có quy mô hợp lý, trong đó tập trung vào những ngành KH-CN và một số lĩnh vực kinh tế xã hội mũi nhọn cả về cơ cấu tổ chức, cơ cấu chuyên môn và đội ngũ cán bộ, có kế hoạch tổ chức thực hiện tốt việc quy hoạch cán bộ của ĐHQGHN và của từng đơn vị thành viên, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý, cán bộ phục vụ theo mô hình mới của ĐHQGHN, phát huy tính chủ động, sáng tạo các lợi thế của ĐHQGHN đã được ghi trong quy chế. Tiếp tục hoàn thiện phân cấp quản lý theo tinh thần Quy chế về tổ chức và hoạt động của ĐHQGHN do Chính phủ ban hành ngày 12/2/2001, tiếp tục cải cách hành chính và công tác tổ chức cán bộ, khắc phục quan niệm hành chính, giản đơn, cục bộ trong công tác tổ chức cán bộ.

Xây dựng dự án về quy hoạch, chuẩn hóa, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ khoa học và cán bộ quản lý, bước đầu thí điểm thực hiện cơ chế sử dụng và đãi ngộ cán bộ theo hướng khuyến khích các cán bộ có năng lực sáng tạo những giá trị khoa học, thu hút các cán bộ có trình độ cao ở các nơi về làm việc cho ĐHQGHN, tạo sự gắn kết liên thông giữa ĐHQGHN với các trung tâm, viện nghiên cứu khoa học lớn.

Hai là: Công tác đào tạo.

Tập trung mọi tiềm lực cho mục tiêu hàng đầu là nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu ngành nghề, phương thức quản lý và tổ chức đào tạo đảm bảo sự gắn kết hữu cơ trong một tổ chức thống nhất là ĐHQGHN. Xác định những tiêu chí về chuẩn chất lượng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, giữa các loại hình và các cấp bậc đào tạo theo hướng ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và bồi dưỡng nhân tài KH-CN, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo. Cải tiến phương thức tổ chức và quản lý đào tạo, kiểm tra đánh giá nhằm tạo ra một bước chuyển

biến rõ rệt về chất lượng đào tạo, chú trọng cả việc dạy tri thức lẫn rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cho sinh viên.

Xây dựng kế hoạch tổng thể về đào tạo theo những chuẩn mực mới về chất lượng cho toàn ĐHQGHN và cho từng đơn vị thành viên tùy theo hoàn cảnh và đặc thù của từng lĩnh vực, lấy mục tiêu đào tạo chất lượng cao làm trọng tâm, coi trọng việc đào tạo nhân tài, tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Rà soát và điều chỉnh quy mô các loại hình đào tạo, các bậc đào tạo, đặc biệt chú trọng hệ sau đại học và các phương thức đào tạo có chất lượng cao như hệ phổ thông chuyên, hệ cử nhân tài năng phục vụ cho mục tiêu đào tạo nhân tài của ĐHQGHN.

Tăng cường đầu tư nâng cao điều kiện làm việc, xây dựng mới và hiện đại hóa các phòng thí nghiệm, các cơ sở thực hành, phát triển hệ thống thông tin, thư viện, phục vụ cán bộ giảng dạy và sinh viên thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau; đẩy mạnh việc thực hiện chương trình về giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên.

Đổi mới một bước theo hướng hiện đại hóa công tác quản lý đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương thức kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Xây dựng và thí điểm áp dụng quy chế về kiểm định, công nhận chất lượng đào tạo.

Ba là: Công tác khoa học - công nghệ.

Phấn đấu để có nhiều công trình khoa học đạt trình độ quốc gia và quốc tế, nâng cao vai trò của ĐHQGHN trong công tác nghiên cứu khoa học đối với xã hội. Xây dựng chiến lược trung hạn và dài hạn về KH-CN trên cơ sở phát huy thế mạnh khoa học cơ bản và đa ngành, ưu tiên các đề tài nghiên cứu có tính liên ngành. Đẩy mạnh khai thác các nguồn tài trợ cho các đề tài, dự án khoa học, chú trọng các chương trình KH-CN cấp Nhà nước về các lĩnh vực KH-CN trọng điểm, khuyến khích tạo điều kiện xây dựng triển khai các dự án hợp tác quốc tế, tổ chức có hiệu quả hơn nghiên cứu khoa học trong sinh viên.

Bốn là: Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế.

Củng cố những quan hệ hợp tác quốc tế đã có, mở rộng các mối quan hệ hợp tác mới với nhiều đối tác khác nhau, theo những phương thức đa dạng nhằm thu hút sự đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở thí nghiệm, thực hành, đào tạo cán bộ, đặc biệt là cho những hướng ưu tiên và các ngành nghề mới, tiếp tục tìm kiếm những nguồn tài trợ học bổng cho sinh viên. Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác đối ngoại, xây dựng cơ chế khuyến khích các tập thể, cá nhân tham gia các hoạt động đối ngoại, đặc biệt là tham gia xây dựng các dự án hợp tác quốc tế.

Năm là: Công tác kế hoạch, tài chính và xây dựng cơ sở vật chất.

Tiếp tục nâng cấp các cơ sở sẵn có ở các khu vực Cầu Giấy, Lê Thánh Tông, Thượng Đình và Mễ Trì; tập trung xây dựng kế hoạch và chuẩn bị triển khai thực hiện dự án đầu tư bước hai ở cơ sở Hòa Lạc, như là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của công tác xây dựng cơ sở vật chất từ nay đến 2010 của ĐHQGHN; tiếp tục đầu tư các trang thiết bị phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, đầu tư có trọng điểm cho các chương trình triển khai ứng dụng và sản xuất thử, ưu tiên các ngành công nghệ cao.

Chỉ đạo để hoàn thành tốt hơn nữa chức năng của đơn vị dự toán cấp I theo Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định của cấp trên; tích cực chuẩn bị và triển khai có hiệu quả chương trình khoán chi của Nhà nước đối với ĐHQGHN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý tài chính đáp ứng mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)