Nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho giáo dục đại học thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý tài chính đáp ứng mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 70 - 74)

- Singapore:

3.1.2. Nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho giáo dục đại học thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

cho giáo dục đại học thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Từ nay đến năm 2020, công tác phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho giáo dục đại học phải đạt được một hệ thống các mục tiêu chiến lược sau đây:

Tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và phát triển được nguồn nhân lực (đội ngũ giáo viên, cán bộ trong ngành) đủ về số lượng, có chất lượng và hiệu suất lao động cao, cơ cấu hợp lý, có sự tiếp nối liên tục giữa các thế hệ để làm chủ thể của sự nghiệp giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Nguồn nhân lực giáo dục đại học cần có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cho, biết tổ chức phát huy nội lực kết hợp với việc phát triển hợp tác, cạnh tranh quốc tế có hiệu quả, xây dựng giáo dục đại học Việt Nam đạt quy mô và chất lượng so với thế giới, trở thành một lực lượng chủ lực và đi đầu trong tiến trình phát triển nền kinh tế tri thức của nước ta.

Mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược trên cần được cụ thể hóa trên cả hai phương diện: về mặt thời gian, cần chia ra các giai đoạn với các mốc lớn như năm 2005, 2010, 2015, 2020 và xây dựng lộ trình đạt tới các mốc cụ thể này; về mặt kết cấu hệ thống, tổ chức cần phân chia thành các nhóm, loại công tác cụ thể và phân công người thực hiện.

Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học phải quán triệt quan điểm giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu và giáo dục phải đi trước một bước so với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với GD-ĐT, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương. Không vì những khó khăn kinh tế đất nước, của ngành mà cắt giảm ngân sách giáo dục hay kinh phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của giáo dục đại học.

Thứ hai, thực hiện xã hội hóa giáo dục; phát huy nội lực của ngành và các nguồn lực khác trong nước kết hợp với việc khai thác, phát triển các nguồn lực từ bên ngoài

thông qua mở rộng và đa dạng hóa hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục đại học, lấy nguồn lực nội sinh là chính nhưng không thể bỏ qua các cơ hội và nguồn lực phát triển từ nước ngoài, từ các tổ chức khu vực, quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, đến các công ty đa quốc gia.

Hiện nay giáo dục đại học nước ta vẫn phải phụ thuộc phần lớn vào NSNN. Nguồn thu của các trường chủ yếu vẫn từ học phí của người học, đóng góp của các tổ chức xã hội, công ty còn rất ít ỏi. Trước mắt, cần phải tìm cách tăng thu từ nguồn này kết hợp với việc tăng thu từ công tác nghiên cứu và phát triển, tích lũy vốn cho việc tuyển chọn nhân sự tham dự đào tạo chất lượng cao tại các nền giáo dục đại học tiên tiến. Các trường đại học và cao đẳng công lập cần phấn đấu để kinh phí thu từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước chiếm hơn 60% tổng nguồn thu trong vòng 10 năm tới.

Thực hiện xã hội hóa giáo dục có nghĩa là phát triển đa dạng các loại hình giáo dục đại học: bán công, dân lập, mở, từ xa, tại chức. Cần tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho tất cả các trường đại học, bất kể thuộc loại hình khu vực nào, đồng thời có chính sách quản lý một cách công bằng để khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh về chất lượng đào tạo vì lợi ích của người học, coi người học là trung tâm của nền giáo dục.

Thứ ba, phấn đấu xây dựng một nguồn nhân lực mạnh đủ về số lượng, có chất lượng cao, cơ cấu về giới, ngành nghề chuyên môn và chức danh nhân sự hợp lý; chú trọng và ưu tiên xu hướng trẻ hóa đội ngũ kết hợp với thái độ trọng kinh nghiệm và thâm niên giảng dạy.

Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học là trách nhiệm của toàn ngành, của các trường đại học và cao đẳng và các cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành. Muốn giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn nhiều hạn chế, thì không thể tăng thêm số lượng của nguồn nhân lực. Tỷ lệ 1 giáo viên dạy 30 sinh viên hiện nay không đảm bảo chất lượng giảng dạy cũng như sự phát triển giáo dục đại học một cách bền vững. Vì vậy, không nên hạn chế chỉ tiêu tuyển dụng công chức mới đối với các trường một cách cứng nhắc.

Cơ cấu ngành đào tạo là cơ sở quy định cơ cấu chuyên môn, chức danh của nguồn tài nguyên nhân sự của giáo dục đại học. Từ phương diện quản lý vĩ mô, muốn có cơ cấu ngành đào tạo hợp lý thì phải tiến hành quy hoạch trên cơ sở nhu cầu thực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đến năm 2020, nguồn nhân lực của giáo dục đại học cần tăng lên khoảng gấp hơn bốn lần so với số lượng hiện nay, tức là riêng tổng giáo viên đã khoảng 140 ngàn người. Đến 2020, cơ cấu nguồn nhân lực của giáo dục đại học cần tăng tỷ lệ số giảng viên có trình độ sau đại học lên khoảng 80%, trong đó, số có học vị tiến sĩ đạt 40%; số giảng viên có học hàm Giáo sư, phó Giáo sư từ 7% hiện nay lên tới 15%, tỷ lệ giáo viên nữ khoảng 28% hiện nay cần tăng lên trên 35%.

Thứ tư, lấy việc phát triển đào tạo, học tập làm phương thức chủ yếu để phát triển nguồn lực. Đào tạo phải tập trung vào mục tiêu phát triển nhân cách một cách toàn diện: chú trọng cả tài lẫn đức, trong đó đức là cơ sở của tài, có bản lĩnh chính trị vững vàng, biết tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, có trình độ chuyên môn cao và không ngừng học tập, phấn đấu vươn lên, theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới đặt ra.

Đến năm 2020 phấn đấu trên 30% số giảng viên của giáo dục đại học nước ta ngang trình độ quốc tế, nghĩa là có thể giảng dạy cho sinh viên nước ngoài bằng một ngoại ngữ với trình độ chuyên môn đạt mức khá trở lên. Hiện nay tỷ lệ này (ước tính) chỉ khoảng 12%.

Thứ năm, quan tâm trước hết đến lợi ích cá nhân của người lao động là nền tảng để kết hợp hài hòa lợi ích của cơ sở giáo dục và xã hội, quốc gia. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và tạo ra các điều kiện cơ sở thuận lợi để mọi nhân sự trong ngành đều có thể tăng thu nhập chính đáng, nâng cao mức sống và phát triển toàn diện bằng con đường chính là tích cực tham gia công tác: giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động nghiên cứu và triển khai, quản lý giáo dục.

Lợi ích cá nhân của người lao động trong ngành giáo dục sẽ đạt được một cách chính đáng, hợp tình hợp lý nếu chúng ta tạo lập được môi trường giáo dục lành mạnh, môi trường pháp lý trong sáng, công minh kết hợp với các giá trị của văn hóa Việt Nam:

trọng đức, trọng nhân văn, trọng tình nghĩa song không thể để tình cảm đứng trên hoặc thay thế cho pháp luật.

Coi trọng lợi ích cá nhân, thành quả và hiệu quả của người lao động cũng là điều kiện để tạo ra thái độ trọng nhân tài.

Đến 2020 phấn đấu nâng mức sống trung bình của cán bộ giáo dục đại học thông qua chế độ lương bổng và đãi ngộ từ các cơ sở giáo dục lên khoảng năm lần so với hiện nay.

Thứ sáu, kết hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, giám sát với việc phát huy tinh thần dân chủ và tự quản tại các tổ chức giáo dục đại học; quản lý phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở có một hệ thống quy chế, tiêu chuẩn, định mức chung đánh giá số lượng và chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học cho tất cả các trường đại học và cao đẳng.

Mục tiêu này thực chất là xây dựng một cơ chế quản lý giáo dục đại học hợp lý và có hiệu quả cao. Trong đó có hai quan hệ quản lý chính: giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học; giữa bộ phận lãnh đạo quản lý với giáo viên, cán bộ trong nội bộ mỗi trường.

Đặc điểm của công việc giảng dạy và nghiên cứu KH-CN là đòi hỏi phải có tính tự chủ, tính tự giác và sáng tạo trong lao động, nghĩa là phải có một môi trường dân chủ cho loại hoạt động này. Mặt khác, để tránh những tiêu cực làm "ô nhiễm" môi trường giáo dục và để thực hiện sự công bằng trong giáo dục thì không thể buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát cũng như coi trọng công tác khen thưởng và kỷ luật nhân sự.

Xây dựng và quản lý một hệ thống quy chế, tiêu chuẩn về giáo dục đại học là điều kiện không thể thiếu để đánh giá chất lượng đào tạo, tạo ra môi trường pháp lý cho sự cạnh tranh công bằng trong lĩnh vực đào tạo giữa các loại hình và trường đại học khác nhau. Đó cũng là một yếu tố của cơ chế khuyến khích các trường đại học tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ vào đời sống và sản xuất xã hội.

Thứ bảy, vận dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào việc quản lý, phát triển nguồn nhân lực của giáo dục đại học để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản trị nhân sự của các tổ chức giáo dục.

Khắc phục tình trạng lạc hậu và tụt hậu trong công nghệ quản trị nhân sự hiện nay ở các trường đại học và cao đẳng ở nước ta bằng việc vận dụng khoa học quản trị hiện đại vào các cơ sở này trước năm 2005, chú ý đến các triết lý và kinh nghiệm quản trị nhân sự của các nền giáo dục đại học tiên tiến ở châu á. Tuy nhiên, cần coi trọng các triết lý và kinh nghiệm quản lý của mỗi trường, không thể vận dụng lý thuyết một cách máy móc. Công nghệ quản trị tiên tiến là điều kiện đảm bảo cho việc quản trị nhân sự có hiệu quả ở các cơ sở giáo dục cũng như của giáo dục đại học nước ta. Đó chính là những nguyên tắc quy trình quản lý và hệ thống tiêu chuẩn phải tuân theo để có thể đạt đẳng cấp quốc tế (tương hợp với hệ thống ISO 9000) về chất lượng dịch vụ đào tạo. Đó là điều kiện cần để giáo dục đại học nước ta có thể hội nhập với các nền giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và thế giới. Vì vậy, triết lý và các nguyên tắc quản lý chất lượng đồng bộ hiện đại cần được áp dụng vào giáo dục đại học Việt Nam một cách có hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý tài chính đáp ứng mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)