Về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ngoài NSNN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý tài chính đáp ứng mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 61 - 64)

- Singapore:

2.2.2.2. Về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ngoài NSNN

Nguồn kinh phí ngoài NSNN của ĐHQGHN được chi phục vụ chủ yếu cho việc: - Hỗ trợ hoạt động trực tiếp giảng dạy và phục vụ đào tạo: bồi dưỡng giảng dạy và phục vụ giảng dạy.

- Tăng cường cơ sở vật chất: mua sắm, sửa chữa, cải tạo, thuê cơ sở vật chất, văn phòng phẩm, trang thiết bị, hỗ trợ biên soạn giáo trình, hỗ trợ quản lý chuyên môn, hành chính, đoàn thể.

- Chi hoạt động sự nghiệp GD-ĐT: hỗ trợ tổ chức thực tập, thi, hoạt động văn thể, khen thưởng học sinh, sinh viên.

- Trích nộp cho các đơn vị phục vụ: Trung tâm nội trú sinh viên, Trung tâm Thông tin Thư viện và nộp cấp trên.

Bảng 2.14: Nội dung chi từ các khoản thu ngoài ngân sách Nhà nước qua các năm từ 1996 - 2000 Đơn vị: triệu đồng Năm Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Tổng cộng 1996 3.801 3.168 2.788 2.914 12.671 1997 6.025 5.318 4.073 4.017 19.433 1998 6.542 5.137 6.850 5.146 23.675 1999 7.303 6.718 8.764 6.427 29.212 2000 11.939 8.579 5.310 15.025 40.853

Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán của ĐHQGHN.

Năm 1997 1998 1999 2000 Nhóm Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % I 6.025 31 6.542 28 7.303 25 11.439 28 II 5.318 27 5.137 22 6.718 23 8.579 21 III 4.073 21 6.850 29 8.764 30 5.310 13 IV 4.017 21 5.146 21 6.427 22 15.025 38 Tổng 19.433 100 23.675 100 29.212 100 40.853 100

Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán của ĐHQGHN.

Nguồn ngoài ngân sách chủ yếu chi bổ sung cho công tác nghiệp vụ chuyên môn giảng dạy, năm 1999 chiếm 30% tổng chi, song năm 2000 chỉ chiếm 13% tổng chi.

Nguồn kinh phí ngoài NSNN của ĐHQGHN trong những năm qua chưa nhiều, ĐHQGHN chú trọng đến việc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho mọi thành viên trong ĐHQGHN, bổ sung vào các công việc hành chính phục vụ cho công tác đào tạo và quan trọng nhất là hỗ trợ cho công tác chuyên môn giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của ĐHQGHN.

Có thể minh họa tình hình tài chính của ĐHQGHN qua 3 năm từ 1998 - 2000 thông qua một số chỉ tiêu đánh giá tài chính ở bảng 2.16.

Bảng 2.16: Tổng hợp tài chính của Đại học Quốc gia Hà Nội

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung

Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Tổng số % Tổng số % Tổng số % I. Phần thu (TKP) 119.030 100 131.216 100 107.815 100 Kinh phí NS cấp ĐTĐH 84.321 71 87.913 67 68.205 63

Kinh phí ngoài NS 34.709 29 43.303 33 39.610 37 + Học phí 28.576 24 31.050 23,7 26.758 24,8 + Phí, lệ phí 1.552 1,3 1.656 1,3 2.697 2,5 + HĐ SN đào tạo, NCKH 2.575 2,2 4.134 3,1 4.036 3,7 + Khác 2.006 1,5 6.463 4,9 6.118 6,0 II. Phần chi (TCHI) 103.136 100 124.852 100 109.636 100 Chi cho con người 40.965 39,7 43.669 35,0 39.381 35,9 Chi quản lý hành chính 22.702 22,0 30.133 24,1 23.525 21,4 Chi nghiệp vụ chuyên môn 16.925 16,4 21.759 17,4 14.586 13,3 Chi mua sắm sửa chữa 22.544 21,9 29.291 23,5 32.144 29,4 III. Chênh lệch thu chi 15.894 86,6 6.364 95,1 -1.821 101,7 IV. Khoản phải trả (KPT) 9.542 9.885 9.208

V. Tổng tài sản (TS) 158.201 196.321 156.366 VI. Chỉ số KPT/TKP 8,0 7,5 8,5 KPT/TS 6,0 5,0 5,9 TS/TCHI 153,4 157,2 142,6 TSn/TSn-1 124,1 79,6

Nguồn: Báo cáo tổng kết và quyết toán các năm của ĐHQGHN.

* Từ năm 2000, trường Đại học Sư phạm tách khỏi ĐHQGHN

Nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tài chính của ĐHQGHN trong 3 năm 1998 - 2000 cho thấy, tỷ lệ nguồn NSNN đào tạo đại học có xu hướng giảm đi, ngày càng ít phụ thuộc vào ngân sách của Nhà nước, song đối với nguồn thu ngoài ngân sách thu

được từ các hoạt động sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học còn chiếm tỷ trọng ít. Đồng thời có thể khai thác hơn nữa nguồn thu khác trong đó có các dự án hợp tác quốc tế nhằm nâng cao hơn nữa tổng kinh phí phục vụ đào tạo ở ĐHQGHN.

Phần chi đã thực hiện tương đối tốt trong vài năm trở lại đây, thể hiện ở chênh lệch thu - chi, đặc biệt năm 2000. Nhu cầu vốn đầu tư cho đào tạo đại học ngày càng lớn, đòi hỏi những nhà quản lý phải chú trọng đến việc khai thác các loại nguồn vốn, đồng thời thực hiện chi theo những mục tiêu, cơ cấu các nhóm chi phù hợp đáp ứng nâng cao chất lượng đào tạo đại học qua số sinh viên tốt nghiệp tại ĐHQGHN.

Tỷ lệ các khoản phải trả so tổng kinh phí tương đối thấp (< 10%) cho thấy năng lực tài chính của ĐHQGHN có nhiều thuận lợi đáp ứng kịp thời các yêu cầu, nhiệm vụ trong đào tạo đại học. Tuy vậy tổng tài sản còn chưa nhiều cần phải tăng cường hơn nữa việc tận dụng các thiết bị hiện có, xây dựng các phòng thí nghiệm chuẩn cho một số ngành mũi nhọn, then chốt như: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ hóa dầu, công nghệ thông tin. Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị qua việc thực hiện các đề tài, dự án, sinh viên cùng góp sức trong việc gắn giữa đào tạo - nghiên cứu khoa học - triển khai trong thực tiễn đời sống, xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý tài chính đáp ứng mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)