- Singapore:
1.3.2. Một số nhận xét về quản lý, cấp phát NSNN cho GD-ĐT ở các nước
Mỗi nước có cách thức cấp phát NSNN khác nhau cho GD-ĐT tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, trình độ dân trí, văn hóa truyền thống... Tỷ trọng chi cho GD-ĐT ở các nước cũng khác nhau song nhìn chung các nước đều có những biện pháp hữu hiệu để đầu tư phát triển GD-ĐT. Cụ thể là:
- Cải cách hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng thị trường là yêu cầu cấp bách ở hầu hết các nước. Miễn phí cho cấp giáo dục tiểu học, mầm non vì đây là cấp học bắt buộc đối với mọi người dân. Xã hội hóa triệt để các nguồn kinh phí cho GD-ĐT. Phân loại học sinh và phân loại trường lớp để có cơ sở cho đầu tư NSNN.
Kế hoạch chi ngân sách GD-ĐT được lập ra rõ ràng, chi tiết, có thể do cơ quan chuyên trách tiến hành hoặc được thực hiện phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ. Tùy thuộc vào thể chế hành chính của mỗi nước có những cách thức lập kế hoạch ngân sách nói chung và kế hoạch ngân sách giáo dục nói riêng có những điểm khác nhau nhưng hoàn toàn không bị hành chính hóa, lập kế hoạch theo trọng tâm, trọng điểm, không tập trung chia đều, ưu tiên phổ cập cấp 1 và những vùng khó khăn.
Nguồn kinh phí đầu tư cho GD-ĐT không chỉ từ nguồn NSNN mà còn từ nhiều nguồn khác ngoài NSNN được khai thác từ các khu vực tư nhân, khu vực doanh nghiệp, khu vực liên doanh với nước ngoài. Nhưng trong đó, nguồn đầu tư từ NSNN giữ vị trí chủ đạo nhằm xây dựng nền tảng cho GD-ĐT. Nguồn tài chính ngoài NSNN được huy động thì tùy từng nước, từng giai đoạn, từng dự án mà tỷ trọng các nguồn này có thể cao hơn tỷ trọng đầu tư từ NSNN. Kinh nghiệm các nước cho thấy muốn khuyến khích huy động các nguồn tài chính ngoài NSNN thì Chính phủ phải khuyến khích phát triển khu vực tư nhân, cấp đất với giá thấp. Miễn giảm thuế cho các công trình xây dựng cơ sở hạ
tầng GD-ĐT. Miễn thuế nhập khẩu các vật tư, thiết bị phục vụ cho xây dựng các công trình ấy.
Đầu tư từ NSNN cho GD-ĐT nhằm xây dựng khung định hướng nhằm sử dụng NSNN đối với nền giáo dục quốc dân. Ưu tiên tập trung NSNN theo chương trình mục tiêu mà không dàn trải, cắt khúc. Cụ thể, đầu tư từ NSNN nhằm đảm bảo:
+ Xây dựng hệ thống pháp lý cho GD-ĐT.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo giáo viên, cán bộ giảng dạy. + Nâng cao nền tảng dân trí, giáo dục bắt buộc ở cấp tiểu học. + Đầu tư vào những ngành nghề đào tạo mũi nhọn, trọng yếu
+ Thực hiện công bằng xã hội, hỗ trợ vùng khó khăn, đối tượng khó khăn.
Phương pháp cấp phát NSNN đều thể hiện qua các đơn vị chủ quản các chương trình mục tiêu phát triển GD-ĐT. Họ phân định rõ ràng giữa cấp phát của NSTW và NSĐP. Các đơn vị thụ hưởng phải chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính từ NSNN.
Chính phủ tạo môi trường pháp lý thống nhất để quản lý các nguồn tài chính ngoài NSNN, tổ chức thống kê tổng hợp toàn bộ nguồn tài chính đầu tư cho GD-ĐT. Thực hiện các biện pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học của nhà trường vào thực tế, khuyến khích các trường tham gia hợp tác với nước ngoài.
Một số nước xây dựng quỹ phát triển GD-ĐT nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư cho GD-ĐT. Phối hợp các công ty, tập đoàn lớn trong nước và quốc tế để có chương trình đầu tư ứng dụng những thành quả của GD-ĐT.
Một số nước xây dựng Luật thuế cho giáo dục như ở Hàn Quốc. Quản lý ngân sách giáo dục bằng Luật thuế tài sản như ở Mỹ. Xây dựng Quỹ phát triển GD-ĐT như Singapore.
Chương 2
thực trạng quản lý tài chính ở Đại học Quốc gia Hà Nội và những vấn đề đặt ra hiện nay