- Singapore:
2.2.1.1. Quy trình lập kế hoạch ngân sách Nhà nước của ĐHQGHN
Hàng năm, ĐHQGHN hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch ngân sách của năm sau vào khoảng tháng 6 của năm tài chính hiện tại, việc lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị trực thuộc phải căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
- Nhiệm vụ do ĐHQGHN giao và nhiệm vụ của đơn vị do cơ quan có thẩm quyền thông báo đối với đơn vị.
- Các luật NSNN, KH-CN; chế độ, chính sách hiện hành; một số định mức chi thủ trưởng đơn vị được quyết định theo ủy quyền của Giám đốc ĐHQGHN.
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau. Văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, của ĐHQGHN.
- Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu chi của các năm trước trên các mặt chủ yếu sau:
+ Chi thường xuyên: đánh giá khả năng NSNN đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của đơn vị đối với từng bậc đào tạo đại học, cao đẳng, sau đại học, lớp chuyên.
+ Chương trình tăng cường cơ sở vật chất cho GD-ĐT: đánh giá triển khai thực hiện cụ thể của đơn vị về xác định danh mục, thực hiện các thủ tục, khối lượng công việc đã hoàn thành và dự kiến tiến độ sẽ hoàn thành từ đó đánh giá hiệu quả việc thực hiện kinh phí.
+ Các nguồn kinh phí thu hợp pháp, được phép ngoài NSNN cấp (học phí, lệ phí tuyển sinh, hỗ trợ từ sản xuất thử nghiệm...) ghi rõ tên nguồn thu, số thu, việc thực hiện chi tiêu, hạch toán và quản lý tài chính đối với nguồn thu này.
Các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN căn cứ vào hướng dẫn của ĐHQGHN xây dựng kế hoạch ngân sách của đơn vị mình và gửi ĐHQGHN để tổng hợp làm cơ sở xây dựng kế hoạch ngân sách chung của ĐHQGHN và bảo vệ kế hoạch trước Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Nhìn chung quy trình lập kế hoạch ngân sách của ĐHQGHN là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của Luật NSNN. Song còn một số tồn tại cần khắc phục đó là:
- Chưa hướng dẫn các đơn vị trực thuộc báo cáo tình hình nguồn thu từ viện trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Chưa đánh giá kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và các đề tài sản xuất thử và thử nghiệm;
- Chưa hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch số phải thu (học phí, ký túc xá sinh viên, các khoản dịch vụ phải thu khác...);
- Khi lập kế hoạch chỉ quan tâm đến đầu vào để xác định kinh phí, chưa tính đến đầu ra (chất lượng và hiệu quả).
* Nguồn kinh phí NSNN (70% nguồn thu)
NSNN hình thành từ sự huy động tổng sản phẩm quốc dân, sau đó chi cho các ngành để duy trì hoạt động và phát triển. Quĩ giáo dục - đào tạo nằm trong khoản chi cho văn hóa xã hội thuộc NSNN, quĩ chi cho GD-ĐT phụ thuộc vào tổng sản phẩm quốc dân, cũng như chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với mức độ chi cho các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Trong mấy năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tỷ trọng chi cho sự nghiệp GD-ĐT tăng đáng kể.
Sơ đồ 2.1. Tỷ lệ chi NSNN cho GD-ĐT so với tổng chi ngân sách
(%)
10,7
12,9 12,77 13,89 14,04
Nguồn: Bộ Tài chính.
Sơ đồ 2.2. Tình hình cấp kinh phí Đại học Quốc gia Hà Nội
Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tỷ đồng Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 62,6 68,2 78,05 81 82,5 85
Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) nêu rõ: Đầu tư cho GD-ĐT lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho GD-ĐT phải được tập trung..., tăng dần tỷ trọng chi ngân sách cho GD-ĐT để đạt được 15% tổng chi ngân sách vào năm 2000. Thực tế cho thấy đã thực hiện theo Nghị quyết trên, đạt 15,45% vào năm 2000. Trong đó việc đầu tư cho ĐHQGHN cũng được tăng lên, ĐHQGHN hàng năm được NSNN cấp kinh phí cho toàn bộ hoạt động của mình bao gồm: kinh phí sự nghiệp GD-ĐT, sự nghiệp KH-CN và môi trường, sự nghiệp kinh tế, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung và các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm đảm bảo hoạt động thường xuyên của ĐHQGHN theo kế hoạch đã được Nhà nước phê duyệt. Riêng nguồn kinh phí đào tạo đại học được cấp theo chỉ tiêu học sinh có ngân sách theo yêu cầu, nhiệm vụ của ĐHQGHN về đào tạo bậc đại học. Từ năm 1996 đến nay, ngân sách cấp cho ĐHQGHN tăng cùng với sự gia tăng ngân sách cho GD-ĐT, thể hiện qua bảng 2.4.
Bảng 2.4: Số liệu đầu tư nguồn NSNN qua các năm từ 1996 - 2000
Đơn vị: nghìn đồng
Năm 96 Năm 97 Năm 98 Năm 99 Năm 2000
Tổng số 96.361.000 162.339.000 171.370.000 144.160.000 117.547.000 - SNGD-ĐT- KHCN 70.461.000 81.315.000 96.970.000 104.980.000 88.547.000 Trong đó 14.09 61.455.000 73.346.000 84.321.000 87.913.000 68.204.700 - CTMTQG 13.000.000 13.524.000 11.800.000 4.680.000 2.000.000 - Vốn XDCB 12.900.000 67.500.000 62.600.000 34.500.000 27.000.000
Qua bảng trên ta thấy, trong tổng số các nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp thì kinh phí cho đào tạo đại học chiếm tỷ trọng lớn nhất. Kinh phí này cấp theo định mức sinh viên có ngân sách, giữa sinh viên có ngân sách và sinh viên thực tế năm 2000 là: 9.300/ 16.570 chiếm 56% (kinh phí nguồn này chủ yếu để chi thường xuyên cho các khoản lương, học bổng, các khoản đóng góp và chi hoạt động chuyên môn giảng dạy, học tập. Như vậy, chi để đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị lấy từ nguồn này rất hạn chế). Mặc dù định mức đầu tư cho sinh viên có ngân sách tăng từ 5,5 triệu đồng năm 1998 lên 6,3 triệu đồng năm 1999 cho 1 sinh viên. Nhìn vào số lượng tăng nhiều song do tăng qui mô, tăng định mức, bù học phí sinh viên sư phạm, các chính sách lương, học bổng của cán bộ, sinh viên, các nhu cầu chi không thể thiếu để duy trì và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo thì ngân sách hàng năm chỉ đáp ứng 60% so yêu cầu chi cần thiết. Điều này dẫn đến phải huy động các nguồn thu ngoài ngân sách nhằm bù lại khoản thiếu
hụt cho kinh phí
đào tạo.
Cơ cấu chi ngân sách của ĐHQGHN thời gian qua cũng có nhiều thay đổi, biểu hiện ở bảng 2.5.
Bảng 2.5: Cơ cấu chi của ĐHQGHN
Đơn vị: triệu đồng Năm Tổng chi Chi xây dựng cơ bản Chi chương trình mục tiêu Chi thường xuyên Tổng số % Tổng số % Tổng số % 1996 96.361 12.900 13,4 13.000 13,5 70.461 73,1 1997 162.339 67.500 41,6 13.524 8,3 81.315 50,1 1998 171.370 62.600 36,5 11.800 6,9 96.970 56,6
1999 144.160 34.500 23,9 4.680 3,3 104.980 72,8 2000 117.547 27.000 23,0 2.000 1,7 88.547 75,3 2000 117.547 27.000 23,0 2.000 1,7 88.547 75,3
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán của ĐHQGHN.
Qua bảng số liệu ta thấy, trong năm 1999 chi xây dựng cơ bản và chương trình mục tiêu chỉ chiếm 27,2% tổng chi của ĐHQGHN, còn lại là chi thường xuyên. Năm 2000 chi xây dựng cơ bản và chương trình mục tiêu chỉ chiếm 24,7% tổng chi của ĐHQGHN, còn lại là chi thường xuyên; chi xây dựng cơ bản, chi chương trình mục tiêu có phần giảm đi so với tổng chi ĐHQGHN do dự án đầu tư của quĩ OPEC đã thực hiện xong, chỉ còn lại đầu tư xây dựng cơ bản và chương trình mục tiêu vốn trong nước, chủ yếu dành cho khu vực Hòa Lạc. Sự thay đổi này chủ yếu nhằm tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các chương trình mục tiêu. Nguồn kinh phí NSNN đầu tư cho ĐHQGHN chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động tài chính của ĐHQGHN và đang có xu hướng tăng dần lên, năm 2000 chiếm 75,3% so tổng kinh phí đầu tư cho ĐHQGHN. Điều đó đã góp phần nâng cấp hệ thống các trường, các viện, các trung tâm, các khoa trực thuộc, chống xuống cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đồ dùng dạy học, nâng cao đời sống cán bộ giáo viên, số lượng sinh viên theo học ngày càng tăng. Định mức chi tổng hợp về đào tạo cho một học sinh đại học có xu hướng tăng, phân bổ theo từng khối ngành, nhằm đáp ứng tính chất đào tạo của từng ngành nghề khác nhau.
Ngoài nguồn kinh phí đào tạo đại học, hàng năm NSNN còn cấp các nguồn kinh phí khác để đào tạo sau đại học, đào tạo lưu học sinh Lào, nghiên cứu khoa học,... các nguồn kinh phí này được cấp theo nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể hàng năm.
Riêng đối với kinh phí chương trình mục tiêu, Nhà nước chú trọng đến hai Đại học Quốc gia lớn (tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), NSNN đã chú trọng đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập, chống xuống cấp nhà cửa, lớp học, ký túc xá sinh viên, thực hiện chương trình đổi mới giáo trình nhằm đáp ứng chương trình giảng dạy đạt chất lượng cao. Thực tế trong năm qua đã đầu tư cho ĐHQGHN như sau:
Bảng 2.6: Kinh phí tăng cường cơ sở vật chất và biên soạn giáo trình
Đơn vị: triệu đồng
Năm 1998 1999 2000
Nâng cấp cơ sở vật chất 6.756 3.980 6.500 Biên soạn giáo trình 650 700 500 Mua sắm trang thiết bị 3.394
Tổng số 10.800 4.680 7.000
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán của ĐHQGHN.
Bên cạnh những cố gắng của Nhà nước trong việc tăng chi cho sự nghiệp đào tạo, việc khai thác các nguồn thu ngoài ngân sách của ĐHQGHN và những kết quả đào tạo đại học ở ĐHQGHN đã đạt được trong thời gian qua cũng còn một số tồn tại thể hiện định mức chi bình quân một học sinh đại học ở ĐHQGHN là 6,3 triệu đồng/ 1 sinh viên/1 năm. Số học sinh được hưởng ngân sách hàng năm chỉ chiếm 70% trong tổng số chỉ tiêu được tuyển nên định mức thực tế chỉ còn 4,15 triệu đồng/ 1 sinh viên/ 1 năm như năm 2000.