Về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý tài chính đáp ứng mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 53 - 56)

- Singapore:

2.2.1.2. Về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp

Nguồn tài chính trong NSNN cho đào tạo đại học chủ yếu tập trung cho các khoản chi thường xuyên, trực tiếp gắn với công tác tổ chức quá trình giảng dạy, học tập theo qui chế chuyên môn hiện hành. Các khoản chi thường xuyên trong ngân sách đào tạo hàng năm được phân bổ chi tiêu theo cơ cấu, nội dung chi như sau:

* Chi cho con người (từ mục 100 đến mục 106 thuộc nhóm chi I) chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các khoản chi.

Năm 1999 chiếm 38% trong tổng chi. Năm 2000 chiếm 40% trong tổng chi.

* Chi quản lý hành chính (từ mục 109 đến 116, mục 134 thuộc nhóm chi II) bao gồm chi tiền điện, nước, điện thoại, xăng xe, công tác phí, hội nghị phí,... trung bình hàng năm chiếm khoảng 22% tổng chi nhằm đáp ứng cho các hoạt động bộ máy của ĐHQGHN.

* Chi cho nghiệp vụ chuyên môn giảng dạy, học tập (mục 119 thuộc nhóm chi III) là một khoản chi quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo sinh viên gồm các khoản chi như: mua vật tư thí nghiệm, mua sắm tài liệu, giáo trình cho thư viện, phục vụ công tác giảng dạy, chi cho thực tập, thực tế chuyên môn, chi nghiên cứu khoa học của sinh viên, chi khen thưởng cán bộ, giáo viên, sinh viên, chi tổ chức hội nghị, hội thảo với nội dung, phương pháp giảng dạy, tổ chức quá trình đào tạo..., ngoài ra chi để bồi dưỡng giờ giảng cho giáo viên và các hoạt động về thực tế cho sinh viên tỷ lệ chi:

Năm 1998 chiếm 13% trong tổng chi. Năm 1999 chiếm 14% trong tổng chi. Năm 2000 chiếm 13% trong tổng chi.

* Chi mua sắm, sửa chữa (mục 117, mục 118, mục 144, mục 145 thuộc nhóm chi IV).

ĐHQGHN ưu tiên về cơ sở vật chất, chống xuống cấp, trang thiết bị quá cũ, tập trung sửa chữa nhiều phòng học, phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, tỷ lệ chi hàng năm như sau:

Năm 1998 chiếm 22% trong tổng chi. Năm 1999 chiếm 24% trong tổng chi. Năm 2000 chiếm 25% trong tổng chi.

Bảng 2.7: Chi thường xuyên đào tạo đại học qua các năm từ 1996 - 2000

Năm Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Tổng cộng 1996 23.756.193 11.220.700 6.427.627 20.073.246 61.477.766 1997 29.992.008 13.385.089 7.516.955 12.592.141 63.486.193 1998 34.423.105 17.565.237 10.075.436 17.398.274 79.462.052 1999 36.365.722 23.415.016 12.994.515 22.863.985 95.639.238 2000 27.442.141 14.945.529 9.275.678 17.119.351 68.782.699

Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán các năm của ĐHQGHN

Bảng 2.8: Phân tích tỷ trọng các khoản chi

Đơn vị: triệu đồng Năm 1997 1998 1999 2000 Nhóm Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % I 29.992 47 34.423 43 36.366 38 27.442 40 II 13.385 21 17.565 22 23.415 24 14.945 22 III 7.517 12 10.075 13 12.994 14 9.276 13 IV 12.592 20 17.398 22 22.864 24 17.119 25 Tổng 63.486 100 79.462 100 95.639 100 68.783 100

Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán các năm của ĐHQGHN

Những năm qua ĐHQGHN đã chú ý kiện toàn lại bộ máy, ổn định biên chế để giảm bớt quĩ lương, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính, tập trung phát triển nghiệp vụ chuyên môn và mua sắm, sửa chữa, chống xuống cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập nâng cao chất lượng đào tạo. Riêng nguồn kinh phí ngân sách chi

cho các đề tài nghiên cứu khoa học do các chủ nhiệm đề tài quản lý và được toàn quyền sử dụng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý tài chính đáp ứng mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)