Nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong công tác xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay pot (Trang 93 - 97)

- Ngoài ra Nhà nước, địa phương cần đầu tư có hiệu quả cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất ở nông thôn

3.2.8. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong công tác xóa đói giảm nghèo

trong công tác xóa đói giảm nghèo

Trong thời gian qua và đặc biệt là trong 3 năm thực hiện chương trình quốc gia XĐGN, các đoàn thể nhân dân và Mặt trận tỉnh Phú Thọ đã góp phần không nhỏ vào chiến dịch chống nghèo đói, cụ thể là:

Nguồn vốn mà các đoàn thể huy động được cho dự án tín dụng của người nghèo là 15.056 triệu đồng, chiếm khoảng 12% tổng số vốn tín dụng. Các đoàn thể đã cùng với các cơ quan chức năng làm tốt công tác khuyến nông, tuyên truyền cho mọi người dân về chủ trương XĐGN. Công tác tuyên truyền giáo dục đã được các ngành, hội đoàn thể, đặc biệt là Hội nông dân, tỉnh Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh phối kết hợp bằng nhiều hình thức tuyên truyền sâu rộng trong nông dân về chủ trương chính sách, thông tin về khoa học kỹ thuật, gương người tốt việc tốt, làm kinh tế giỏi trong công tác XĐGN. Với gần 300 tin bài đăng tải trên báo đài Trung ương và địa phương, gần 4.000 cuốn sách giới thiệu điển hình sản xuất giỏi và gần 50 cuốn thông tin công tác hội, các tổ chức này đã giúp cho hội viên nông dân ở cơ sở làm tư liệu sinh hoạt, học tập kinh nghiệm hăng hái thi đua làm giàu.

Trong thời gian tới, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tiếp tục làm tốt hơn các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Vận động thuyết phục đoàn viên, hội viên tự nguyện tham gia phong trào XĐGN bằng những hành động cụ thể, thiết thực như: tuyên truyền cho mọi người dân thấy rõ XĐGN là trách nhiệm của cả cộng đồng, giáo dục cho hội viên tinh thần tích cực lao động sản xuất; chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng; đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phát triển ngành nghề. Hơn nữa, họ còn phát động trong toàn thể hội viên thực hiện tiết kiệm để tạo tích lũy vốn phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống thực hiện gia đình văn hóa

mới, xây dựng nếp sống mới ở khu vực dân cư, chăm lo phát triển sự nghiệp y tế và giáo dục.

- Phát động phong trào xây dựng quỹ tín dụng, hỗ trợ người nghèo.

- Động viên những người làm ăn giỏi có kinh nghiệm hướng dẫn giúp đỡ bồi dưỡng đoàn viên, hội viên nghèo đói. Đoàn thanh niên là lực lượng trẻ, có trình độ, giàu lòng nhiệt huyết, có thể kết hợp với các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm tập hợp đoàn viên, mở các lớp tập huấn ngắn ngày về nuôi trồng cây con, bảo vệ thực vật (IPM)... Số đoàn viên làm ăn khá giỏi, sau khi được tập huấn trở về thôn xóm đã trở thành lực lượng nòng cốt hướng dẫn cho người nghèo làm ăn. Hội nông dân sử dụng giải pháp hướng dẫn "đầu bờ", mời những chủ hộ nông dân nghèo đến tại thửa ruộng, chuồng trại của các hộ làm ăn khá xem xét thực tế, cùng nhau bàn bạc, trao đổi. Từ đó để họ tiếp thu kinh nghiệm làm ăn, học tập kỹ thuật mới, vì đối với người nghèo không chỉ là vấn đề tri thức, mà còn là vấn đề tâm lý, nên nếu được những người cùng cảnh thực sự thông cảm thì người nghèo đỡ mặc cảm, dễ gần, dễ học.

- Động viên nhân dân phát huy truyền thống quê hương đất Tổ vươn lên XĐGN. - Đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội. Không ít những người lao động trở thành những người nghèo đói bần hàn là do các tệ nạn mang lại, do đó bên cạnh vấn đề nâng cao dân trí, thực hiện ưu đãi cho người nghèo cần tích cực đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, số đề, ma túy, mại dâm. Đồng thời, ở các làng quê, các đoàn thể đã tuyên truyền vận động bà con bài trừ các hủ tục nặng nề trong ma chay, cưới xin, giỗ chạp..., đó cũng là một biện pháp gián tiếp để giúp người nghèo yên tâm sản xuất, nâng cao đời sống từng bước thoát đói, vượt nghèo.

Kết luận

Thế kỷ thứ XX đã khép lại, nhân loại đang bước vào một thiên niên kỷ mới, gắn với những tiến bộ to lớn và vượt bậc của con người, song nhân loại vẫn đang phải đối đầu với nghèo khổ, một nỗi đau dai dẳng và trầm trọng trên con đường phát triển.

XĐGN là một chủ trương to lớn và hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nó vừa thể hiện định hướng phát triển của đất nước, vừa thể hiện ý chí và nguyện vọng của cả một dân tộc là xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường, có vị thế ngày càng to lớn trên trường quốc tế.

Đối với Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía Bắc, do điều kiện tự nhiên và do những yếu tố về lịch sử để lại Phú Thọ là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, có tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao hơn bình quân trong cả nước. Trong tiến trình đua tranh và phát triển kinh tế vươn lên xây dựng quê hương đất Tổ giàu đẹp, XĐGN luôn được coi là một nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ.

Với sự hỗ trợ to lớn của Đảng và Nhà nước trong những năm qua, đặc biệt là từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện chương trình quốc gia XĐGN đến nay Phú Thọ đã thu được những kết quả rất đáng tự hào trong chiến dịch tấn công vào nghèo đói. Công cuộc XĐGN đã được nhân dân trong tỉnh hết lòng ủng hộ và tích cực tham gia. Các hộ nghèo, vùng nghèo cũng đã tự mình vươn lên tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng để ổn định nâng cao đời sống và dần dần vươn tới khá giả. Những thành tích đó đã góp phần đáng kể vào việc giữ vững sự ổn định và tạo những tiền đề vững chắc cho công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh.

Trong những năm tới cùng với công cuộc công nghiệp hóa nông thôn, chuyển dịch một nền kinh tế từ sản xuất thuần nông là chủ yếu, sang sản xuất hàng hóa đa dạng phong phú; phát huy thế mạnh của rừng, đồi kết hợp với thế mạnh của công nghiệp và dịch vụ để xây dựng và phát triển kinh tế thực hiện đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện tượng nghèo đói sẽ có những biến đổi phức tạp. Khoảng cách giàu nghèo có thể sẽ tiếp tục cách xa nhau. Điều đó đòi hỏi công cuộc XĐGN phải tiếp

tục được đẩy mạnh. Đây là một sự nghiệp to lớn, lâu dài không thể nóng vội, mà cũng không được lơi lỏng, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn dân, của các tổ chức Đảng, đoàn thể của chính quyền, đòi hỏi sự cố gắng của chính những người nghèo, hộ nghèo.

Đồng thời để nâng cao hiệu quả và sự thiết thực của công cuộc XĐGN phải có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa các chương trình kinh tế với các chương trình xã hội. Phải tiếp tục nghiên cứu các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các kinh nghiệm XĐGN của các tỉnh trong cả nước để đề ra được những giải pháp có tính khả thi hơn nữa cho công cuộc thoát đói vượt nghèo của Phú Thọ trong thời gian tới. Quyết tâm đưa mảnh đất địa linh nhân kiệt ấy ngày càng giàu về kinh tế, đẹp về truyền thống "con Lạc cháu Rồng" từ ngàn xưa để lại.

Danh mục Tài liệu tham khảo

[1]. Vũ Tuấn Anh, Những tiêu chuẩn đánh giá mức nghèo ở nông thôn, Tạp chí

Nghiên cứu kinh tế, Số 227, tháng 4/1997.

[2]. Vũ Đình Bách, Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

[3]. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1999, phương hướng nhiệm vụ năm 2000 của tỉnh Phú Thọ.

[4]. Báo cáo tổng kết 3 năm chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo tỉnh Phú Thọ (1998 - 2000)

[5]. Hoàng Chí Bảo, Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam - Nhìn nhận từ phương diện xã

hội văn hóa của phát triển. Tạp chí Lao động và xã hội, số chuyên đề II, 1998.

[6]. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, Tài liệu học tập nghị quyết Hội nghị lần thứ tư -

Ban chấp hành Trung ương Đảng - Khóa VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

[7]. Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, Xóa đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh

tế - Nxb Lao động, Hà Nội, 1996.

[8]. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Triển khai nghị quyết Trung ương 4 khóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay pot (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)