Thực hiện những sự ưu tiên xã hội cần thiết cho việc xóa đói giảm nghèo ở các vùng khó khăn đặc biệt và các đối tượng đặc biệt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay pot (Trang 89 - 90)

- Ngoài ra Nhà nước, địa phương cần đầu tư có hiệu quả cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất ở nông thôn

3.2.6. Thực hiện những sự ưu tiên xã hội cần thiết cho việc xóa đói giảm nghèo ở các vùng khó khăn đặc biệt và các đối tượng đặc biệt

nghèo ở các vùng khó khăn đặc biệt và các đối tượng đặc biệt

Giải pháp này xuất hiện từ thực tế của sự phát triển không đều giữa các huyện, các vùng dân cư trong tỉnh. Do những sự khác biệt về hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên, môi trường, truyền thống, tập quán, trình độ dân trí nên xuất hiện một số vùng đặc biệt khó khăn, kinh tế xã hội chậm phát triển, tỷ lệ đói nghèo cao, cơ sở hạ tầng thiếu và rất yếu. Để không tạo ra khoảng cách quá xa giữa các vùng trong tỉnh, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng là: "Thu hẹp dần khoảng cách và trình độ phát triển về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư, đặc biệt quan tâm đến vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, các gia đình chính sách, làm cho mọi người, mọi nhà đều tiến tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc" [19, 31]. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh đã có những ưu tiên đặc biệt về nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn, góp phần XĐGN.

Trước hết, phát triển kinh tế - xã hội nâng cao mức sống của dân cư tạo tiền đề cho XĐGN ở 31 xã đặc biệt khó khăn.

Theo chương trình phát triển kinh tế xã hội 31 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Phú Thọ hiện nay các hướng chính đã được tập trung giải quyết tại các xã đó:

- Về sản xuất nông nghiệp: Tổ chức điều tra, quy hoạch phát triển sản xuất gắn với bố trí lại dân cư ở các xã, xóm bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Tạo điều kiện để đồng bào ở những vùng này nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống, chấm dứt tình trạng du canh, du cư.

Đẩy mạnh phát triển các loại cây lương thực, trên cơ sở giữ vững ổn định diện tích đất ruộng, tăng cường các biện pháp thủy lợi để mở rộng diện tích cấp I hóa giống lúa, tăng nhanh diện tích lúa lai và ngô lai vụ đông. Thông tin phổ biến rộng rãi, bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm sản xuất về các loại giống cây trồng mới cho nông dân. Tích cực thâm canh tăng vụ và áp dụng những tiến bộ mới trong sản xuất nông nghiệp.

- Về lâm nghiệp: Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng cho hộ nông dân, thực hiện tốt các dự án định canh, định cư, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình giải quyết việc làm và các chương trình mục tiêu nông lâm nghiệp. Đảm bảo vốn rừng hiện có, tăng nhanh diện tích rừng sản xuất kinh doanh. Bình quân mỗi năm trồng rừng mới từ 2,1 - 2,5 ngàn ha, trong đó có từ 150 - 200 ha quế [14].

- Về dịch vụ: Từng bước xây dựng chợ nông thôn, các cơ sở dịch vụ thương mại, các điểm đại lý bán buôn, bán lẻ hàng hóa nhất là tại các trung tâm cụm xã, tạo điều kiện để những xã này có đủ điều kiện đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

Về ưu tiên nguồn lực cho hộ nghèo, vùng nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn tập trung vào các mục tiêu như: đường giao thông, điện, nước sinh hoạt, thủy lợi, giáo dục, y tế.

Các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn được áp dụng một số chính sách ưu đãi về đất đai, đầu tư, tín dụng, chính sách thuế (thực hiện miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Thông tư 60 TC/TCT ngày 14/7/1994 và văn bản số 1111 TC-TCT ngày 12/3/1999 của Bộ Tài chính), chính sách xã hội (giáo dục, y tế, học nghề...)

Đối với những hộ, những người có công với cách mạng, hộ thân nhân liệt sĩ, những hộ khó khăn có chủ gia đình là phụ nữ, hộ dân tộc ít người cũng cần có sự ưu tiên nguồn lực. Điều đó vừa thể hiện chính sách kinh tế để XĐGN vừa thể hiện chính sách xã hội "đền ơn đáp nghĩa" và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp đổi mới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay pot (Trang 89 - 90)