Hướng dẫn cách làm ăn, phổ biến công nghệ kỹ thuật mới cho người nghèo, nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay pot (Trang 77 - 81)

- Ngoài ra Nhà nước, địa phương cần đầu tư có hiệu quả cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất ở nông thôn

3.2.3. Hướng dẫn cách làm ăn, phổ biến công nghệ kỹ thuật mới cho người nghèo, nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông

nghèo, nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông

Như trong phần nguyên nhân đói nghèo đã trình bày ở trên, gần 30% số hộ đói nghèo là do không biết cách làm ăn, chưa hiểu biết kỹ thuật công nghệ mới trong sản xuất, do đó để đảm bảo đồng vốn cho người nghèo vay có hiệu quả, thực sự hữu ích giúp người nghèo vươn lên thoát đói nghèo, làm giàu cho bản thân và cộng đồng, thì việc hướng dẫn cho họ cách làm ăn, giúp họ có những kiến thức về khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất là rất cần thiết.

- Về nội dung hướng dẫn và đào tạo nghề

Trước hết, các cơ quan chức năng của địa phương cần tổ chức rộng rãi việc dạy nghề cho thanh niên đến độ tuổi lao động, hướng vào những ngành nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường trong khu vực và địa phương.

Đồng thời, địa phương cần có các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề, khôi phục nghề truyền thống, tạo việc làm tại chỗ. Hiện nay toàn tỉnh có trên 50 ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tuy nhiên ngành nghề mới phát triển ở phạm vi "làng có nghề" chứ chưa hình thành "làng nghề". Đặc biệt những hộ đói nghèo, vùng khó khăn lại không có hoặc rất ít ngành nghề. Do vậy cần định hướng hỗ trợ phát triển ngành nghề theo các vùng để khuyến khích hỗ trợ khôi phục nghề truyền thống, đồng thời phát triển các ngành nghề mới phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong cơ chế thị trường, các cấp chính quyền cần khôi phục một số ngành nghề bị mai một như gốm sứ, làn cọ, thảm bẹ ngô, thảm đay, dệt thủ công, đồng thời tìm kiếm và phát triển những nghề mới như mành trúc, mành cọ, mành gỗ xuất khẩu, bao bì, để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần XĐGN một cách thiết thực.

- Về cách thức dạy nghề và chuyển giao công nghệ

Để thực hiện việc kết hợp hướng nghiệp dạy nghề, chuyển giao kiến thức công nghệ phù hợp, các trung tâm dạy nghề thuộc các huyện, thị và cơ sở cần mở các lớp tập huấn tại chỗ ở xã phường, giúp người nghèo có điều kiện tham gia. Chú ý phát triển hình thức học nghề từ xa, khuyến khích các hộ làm ăn giỏi đỡ đầu hộ nghèo, dìu dắt và giúp đỡ các hộ nghèo không chỉ về bí quyết công nghệ, mà còn dạy cách tổ chức sản xuất tại nhà.

Hiện nay ở Phú Thọ đã có những hình thức khuyến khích rất tích cực như hỗ trợ cho các hộ nghèo vay vốn làm nghề phụ, mức vay bình quân 1 triệu đồng 1 hộ; hỗ trợ cho các chủ kinh doanh tuyển dụng lao động đói nghèo vào làm hợp đồng tại cơ sở sản xuất, đồng thời được vay vốn mua sắm thiết bị sản xuất, mức vay từ 10 - 50 triệu đồng/ cơ sở doanh nghiệp. Hình thức hỗ trợ này của địa phương đã tạo tiền đề vật chất để các hộ nghèo học được nghề có điều kiện tổ chức triển khai ngay nghề nghiệp đó.

- Phú Thọ là một tỉnh nông nghiệp miền núi, do đó việc nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông là giải pháp thiết thực nhất để xóa đói giảm nghèo

Khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm (gọi chung là khuyến nông) là tổ chức dịch vụ hỗ trợ hạ tầng công nghệ cho nông dân làm ăn. Người nông dân địa phương có

câu: "nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống". Vậy khuyến nông là lĩnh vực cực kỳ quan trọng bởi ba trong bốn thứ đó đều gắn liền với khuyến nông. Thiếu nó, người nông dân sẽ bị lệ thuộc nhiều vào tự nhiên và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất. Đặc biệt với các vùng sâu, vùng cao, vùng có dân trí thấp thì hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân trồng cây gì, nuôi con gì, mở ngành nghề gì để nâng cao thu nhập, thực chất đó là công việc cứu nông dân khỏi cảnh nghèo đói.

Nhận rõ vai trò to lớn của công tác khuyến nông đối với nông dân nghèo trong phát triển kinh tế, trong những năm qua Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh Phú Thọ, Hội nông dân tỉnh và hệ thống khuyến nông đã chủ trì phối hợp mở các lớp hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế... cho nông dân, bình quân mỗi năm mở 300 lớp với 31.000 lượt hội viên tham gia. Đặc biệt các cấp hội đã vận động nông dân tăng cường ứng dụng lúa lai vào sản xuất, đến nay triển khai đạt 30% diện tích gieo trồng, từ đó thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa năng suất lên cao. Các chương trình cấp I hóa giống lúa, đưa giống lúa lai, giống lợn có tỷ lệ nạc cao, đàn bò lai, chiết ghép, lai tạo giống, sử dụng phân vi sinh NPK, các loại thuốc bảo vệ thực vật được triển khai đồng bộ, rộng rãi. Hơn nữa, các phương pháp ngăn ngừa dịch bệnh cho gia súc gia cầm và công tác bảo vệ môi trường... đã giúp nông dân nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất, từng bước thoát đói vượt nghèo.

Để huy động các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất của Trung ương và địa phương tham gia vào công tác XĐGN, tỉnh đã thực hiện việc ký hợp đồng với Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao ứng phân NPK trả chậm với khối lượng 2.000 tấn, trị giá trên 2 tỷ đồng cho 15 ngàn hộ ở các huyện nghèo như Hạ Hòa, Đoan Hùng, Thanh Sơn. Thông qua phương thức này góp phần đầu tư vào trên 1.100 ha lúa cho năng suất tăng từ 15- 30%. Hình thức này vừa là sự hỗ trợ của nhân dân trong tỉnh với vùng nghèo, hộ nghèo vừa là sự củng cố và phát huy khối liên minh công nông bền vững.

Các học viên tham gia vào các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo được bồi dưỡng những kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật và kiến thức pháp luật, kiến thức kinh nghiệm sử dụng vốn, quỹ vay để phát triển sản xuất, chi tiêu trong gia đình... Từ kiến thức thu được, các học

viên, hội viên về cơ sở tuyên truyền và phổ biến trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân nghèo.

Trong thời gian tới, để khuyến nông thực sự là người thầy, người bạn tốt của nông dân nghèo, thì tổ chức này cần được tăng cường hơn nữa cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cụ thể là:

- Khuyến nông không chỉ đảm bảo chuyển giao đến hộ nông dân các thông tin và kỹ thuật sản xuất, mà còn bao hàm các thông tin cần thiết khác, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận trực tiếp với thị trường.

Ví dụ, khuyến nông hướng dẫn cho nông dân đổi mới cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa nhưng không dự báo thị trường cho họ thì việc tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn.

- Thành công của tổ chức khuyến nông còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính và công nghệ của nhà nước. Nguồn tài chính cho khuyến nông một phần được thu từ phí thông qua thương mại hóa dịch vụ. Song nguồn ngân sách nhà nước là yêu cầu thường xuyên, vì đây là dịch vụ hỗ trợ nông dân không phải là dịch vụ trao đổi ngang giá và đối với nông dân nghèo phải được miễn phí.

- Cần có một sự liên kết thường xuyên giữa chương trình khuyến nông và các chương trình hỗ trợ nông nghiệp nông thôn nói chung và với nông dân nghèo nói riêng. Đặc biệt giữa chương trình hỗ trợ vốn với chương trình khuyến nông để hỗ trợ nông dân nghèo sản xuất tăng thu nhập cần phải phối hợp với nhau để định hướng chung vào một mục tiêu XĐGN.

- Riêng ở 31 xã đặc biệt khó khăn, dựa vào các cán bộ tỉnh, huyện có kiến thức kỹ thuật sản xuất nông nghiệp để dạy bà con nông dân cách làm ăn. ở những vùng còn quá lạc hậu, cần có sự giúp đỡ trực tiếp, cụ thể của một lực lượng tình nguyện, lực lượng này chủ yếu là ở các đoàn thể như: đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, liên đoàn lao động.

Toàn bộ các biện pháp cụ thể này sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông một hệ thống giải pháp tích cực và thiết thực đối với Phú Thọ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay pot (Trang 77 - 81)