Tích cực giải quyết việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay pot (Trang 83 - 89)

- Ngoài ra Nhà nước, địa phương cần đầu tư có hiệu quả cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất ở nông thôn

3.2.5. Tích cực giải quyết việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo

Như trên đã phân tích, nghèo đói quan hệ trực tiếp đến việc làm và thu nhập, cho nên giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập là một giải pháp tích cực để giải quyết vấn đề đói nghèo hiện nay.

Trước hết ta hãy xem xét kết quả giải quyết việc làm của tỉnh giai đoạn (1995 - 1998) và dự báo năm 2000.

Nhìn vào kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 1995 - 1998 chúng ta thấy: Trong 4 năm, toàn tỉnh đã tạo thêm việc làm cho gần 80 ngàn lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 4,85% (năm 1995) xuống 4,58% (năm 1998), tăng hiệu suất sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ 72,5% (1995) lên 74,14% (1998). Thành tích đó đã góp phần không nhỏ vào kết quả XĐGN của tỉnh trong thời gian qua.

Tuy nhiên, lao động của Phú Thọ còn tập trung quá nhiều trong nông, lâm nghiệp (chiếm gần 80% lượng lao động toàn tỉnh), 30% lao động ở nông thôn không có việc làm và 4,58% lao động ở thành thị bị thất nghiệp, nên vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao hiệu suất sử dụng thời gian lao động, tăng số việc làm có thu nhập cao... hiện đang là những vấn đề bức xúc đặt ra cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội và vấn đề XĐGN của tỉnh.

Để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện XĐGN, hiện nay tỉnh cần tiếp tục giải quyết theo những hướng sau đây:

Thứ nhất: Phát huy thế mạnh của nông lâm nghiệp để giải quyết việc làm thông qua việc giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân theo Luật đất đai để họ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất trên mảnh đất được giao. Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã được giao tính đến tháng 6 năm 1998 là 77.590 ha cho 39.500 hộ nông dân, 60% diện tích trên đã được các hộ kinh doanh trồng rừng, bảo vệ khoanh rừng. Đã có hàng vạn hộ phát triển kinh tế đồi rừng, vườn rừng trên diện tích được giao có hiệu quả, đặc biệt có hàng ngàn hộ phát triển sản xuất với qui mô lớn, hình thành các trang trại. Đời sống nông dân khá lên rõ rệt, góp phần quan trọng làm giảm tỷ lệ hộ đói nghèo ở khu vực này.

Do lợi thế về khí hậu, đất đai nên các xã vùng đồi núi cần tiếp tục phát huy thế mạnh của cây chè. Cây chè là cây công nghiệp lâu năm được trồng đã lâu đời trên đất Phú Thọ. Cây chè ở Phú Thọ được xác định là cây kinh tế mũi nhọn vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị xuất khẩu và còn là cây XĐGN cho kinh tế hộ nông dân vùng đồi. Đến năm 1999, diện tích chè của Phú Thọ lên đến 7.885 ha, chiếm 94,1% diện tích cây công nghiệp toàn tỉnh. Cây chè Phú Thọ có qui mô diện tích đứng thứ 3 và về sản lượng đứng

thứ 4 so với các tỉnh sản xuất chè trong nước. Chè Phú Thọ đã tham gia xuất khẩu, hàng năm Phú Thọ đã xuất khẩu từ 3-4 ngàn tấn chè khô, chủ yếu là chè đen.

Trong những năm tới, hướng phát triển cây chè mũi nhọn là đầu tư thâm canh cải tạo cây chè hiện có, kết hợp phát triển mở rộng trồng mới, chú trọng đầu tư thay thế giống chè năng suất thấp bằng giống mới có năng suất cao, tiến hành kiểm tra đề xuất việc tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở chế biến chè mini nhằm đảm bảo lợi ích người trồng chè và cung ứng đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trên địa bàn.

Ngoài ra, việc phát triển chăn nuôi để cải thiện đời sống cho gia đình, giải quyết việc làm cho các hộ nông dân, thực hiện XĐGN cũng là một giải pháp đem lại nhiều hiệu quả và phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Những năm gần đây giá trị sản phẩm chăn nuôi của tỉnh chiếm khoảng 26% so với giá trị sản lượng ngành nông nghiệp. Kết hợp chăn nuôi với trồng trọt và các hộ nông dân chuyên chăn nuôi đã làm cho tổng sản phẩm chăn nuôi của Phú Thọ đạt 32,5 ngàn tấn thịt hơi xuất chuồng, cung cấp cho thị trường xã hội 22-23 ngàn tấn thịt lợn, tham gia xuất khẩu năm 1999 được 500 tấn.

Việc tiếp tục hình thành vùng trồng nguyên liệu giấy đang được thúc đẩy hiện nay ở Phú Thọ tỏ ra là một giải pháp tích cực phù hợp với nhu cầu của thị trường. Theo số liệu điều tra, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 17.286 ha rừng nguyên liệu giấy, hàng năm cung cấp từ 4 đến 5 ngàn tấn nguyên liệu giấy. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp giấy cần qui hoạch đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu giấy, gắn kết hữu cơ giữa khâu chế biến với vùng nguyên liệu của tỉnh.

Hình thành vùng trồng cây nguyên liệu giấy ổn định vừa phát huy được thế mạnh của tiềm năng đất đồi rừng vừa tận dụng được lực lượng lao động dôi dư trong nông thôn không chỉ góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn Phú Thọ ngày càng giàu đẹp, mà còn giúp nhiều hộ nghèo đói ở vùng đồi rừng tăng thu nhập, thoát khỏi cảnh nghèo, đói.

Thứ hai: Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng công

phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của cả nước. Để thực hiện giải pháp này chủ trương của tỉnh khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo để tập trung nguồn lực vào những ngành công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh. Trong một loạt các kế hoạch phát triển kinh tế gắn với sự nghiệp XĐGN, tỉnh đã ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp: chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, phân bón, dệt may mặc, da giày, ngành sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ xuất khẩu và những ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nhờ đó mà thu hút được hàng ngàn lao động từ nông thôn

ra làm việc trong các xí nghiệp công nghiệp, đô thị tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4,58%

xuống 3,36% (vào năm 2000) đồng thời nâng cao giá trị nông lâm sản của khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho nông dân, thực hiện XĐGN.

Thứ ba: Phát triển ngành dịch vụ để giải quyết việc làm không chỉ làm tăng thu nhập để XĐGN, mà còn phù hợp với tiến trình chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn

tỉnh. Thực hiện giải pháp này cần phát triển mạnh các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu

đa dạng chính đáng của nhân dân, do đó tỉnh khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ, tập trung vào những ngành dịch vụ quan trọng như: bưu điện, vận tải, ngân hàng, thương mại, du lịch.

Đối với dịch vụ thương mại: tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới thương nghiệp, hình thành trung tâm thương mại Phong Châu, Phú Thọ và một số huyện lỵ. Riêng Việt Trì tập trung đầu tư để trở thành trung tâm thương mại của tỉnh và cả vùng bằng cách hình thành trung tâm bán buôn gần các điểm thương mại lớn: các cửa hàng trung tâm, xây dựng hệ thống chợ và các khu phố, đường phố chuyên kinh doanh một số mặt hàng. Tổ chức củng cố mạng lưới thương nghiệp bán lẻ, chợ nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn kết thành một hệ thống thông qua buôn bán hàng hóa tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hóa phát triển.

Đối với dịch vụ du lịch: Phú Thọ đang có tiềm năng lớn chưa khai thác. Để khơi dậy một ngành có tiềm năng lớn cần tuyên tryền để cả nước tham gia giữ gìn, tôn tạo khu di tích lịch sử Đền Hùng đúng với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của nó. Đồng thời có chính sách đầu tư biến các địa danh, các di tích liên quan đến lịch sử Hùng Vương thành các điểm du

lịch gắn với các khu Ao Châu - Xuân Sơn - Thành phố Việt Trì tạo ra một vòng du lịch hoàn chỉnh.

Như vậy, dịch vụ trong điều kiện hiện nay đang chiếm tỷ trọng rất lớn về lao động, tỷ trọng này sẽ còn tiếp tục gia tăng cùng với sự phát triển của xã hội, vì vậy coi trọng đúng mức phát triển dịch vụ sẽ có ý nghĩa to lớn về giải quyết việc làm để tích cực XĐGN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay pot (Trang 83 - 89)