Mô hình phát triển và vấn đề xóa đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay pot (Trang 26 - 30)

Muốn xóa đói, giảm nghèo trước tiên phải phát triển kinh tế, từ đó để loại bỏ cơ sở kinh tế của vấn đề đói, nghèo. Để phát triển, tùy theo điều kiện tự nhiên, chính trị, xã hội cụ thể để xây dựng thành các mô hình với các cấu trúc phương pháp và tiêu thức xác định. Hiện nay trên thế giới có ba mô hình phát triển sau:

Mô hình thứ nhất: Thực hiện tăng trưởng kinh tế với bất cứ giá nào, không chú ý đến các vấn đề xã hội. Các lý thuyết của mô hình phát triển này cho rằng: Nếu đạt được tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo tiền đề để giải quyết các vấn đề khác, trong đó có nghèo, đói, chính vì thế họ nhấn mạnh đến nhân tố kinh tế, kỹ thuật. Đây là mô hình đã được áp dụng ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa. Tiêu biểu là lý thuyết cất cánh của W Rostow, nhà kinh tế học Mỹ với lý thuyết "Cái vòng luẩn quẩn" và "Cú huých từ bên ngoài" dành cho các nước đang phát triển của P.A. Samuelson.

Mô hình thứ hai: Thực hiện tăng trưởng kinh tế trước sau đó giải quyết các vấn đề xã hội. Đây là mô hình được áp dụng ở nhiều nước TBCN vùng Bắc Âu. Mô hình phát triển này tiến bộ hơn mô hình trước bởi các lý thuyết không chỉ tập trung vào mục đích tăng trưởng kinh tế, mà còn quan tâm mặt xã hội. Hình ảnh họ thường dùng là hãy để cho chiếc bánh to lên rồi sau đó phân chia công bằng cho mọi người. Tiêu biểu là lý thuyết "Chữ U ngược" của nhà kinh tế học S.Kuznets. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng với bất bình đẳng về thu nhập của các tầng lớp dân cư ở một số nước phát triển và đang phát triển, Kuznets đã đưa ra dự báo về xu hướng chữ U ngược. Nghĩa là, khi thu nhập tính theo đầu người tăng lên, thì sự bất bình đẳng có thể lúc đầu tăng lên đạt tới mức cực đại ở mức thu nhập trung bình và sau đó nó giảm xuống, khi thu nhập đạt tới mức đặc trưng của một nước công nghiệp..

Mô hình thứ ba: Thực hiện tăng trưởng kinh tế đồng thời với giải quyết các vấn đề xã hội. Các lý thuyết đi theo hướng này chủ trương đề cập đến vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Tiêu biểu cho mô hình thứ ba này là lý thuyết "Nền kinh tế thị trường - xã hội" của cộng hòa Liên bang Đức. Lý thuyết này đặc biệt quan tâm đến yếu tố xã hội nhằm nâng cao mức sống của các nhóm dân cư có thu nhập thấp nhất đồng thời bảo vệ tất cả các thành viên xã hội, khắc phục những khó khăn về kinh tế, đau khổ về xã hội do gặp phải những rủi ro trong cộng đồng. Để đáp ứng mục tiêu đó cần phải

tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập công bằng theo quan điểm tư sản và trên cơ sở thị trường, xây dựng một màng lưới an sinh xã hội qua hệ thống bảo hiểm như: bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tuổi già, sức khỏe, tai nạn..., xây dựng chế độ phúc lợi xã hội, đặc biệt là trợ cấp cho những người nghèo, cô đơn không nơi nương tựa.

Đối với nước ta hiện nay vẫn đang được đánh giá là một trong những nước nghèo, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, mô hình phát triển mà chúng ta lựa chọn là: Thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đôi với XĐGN. Hay diễn đạt một cách hình ảnh như Hồ Chí Minh là "nước dâng, thuyền lên", nghĩa là phải tăng gia sản xuất trước, phải tăng năng suất lao động trước, nhưng đồng thời phải gắn liền với cải thiện dần đời sống của nhân dân, sản xuất tăng đến đâu, mức sống được nâng cao đến đó, nước càng cao thì thuyền càng nổi. Điều đó sẽ cổ vũ nhiệt tình cho lao động của mọi người, tạo đà cho phát triển bền vững lâu dài.

Tình hình nghèo đói ở nước ta hiện nay được đánh giá theo chuẩn của chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo; thì hộ nghèo đói, xã nghèo hiện đang còn khoảng 2,65 triệu hộ sống dưới mức nghèo đói, chiếm tỷ lệ 17,7% tổng số hộ cả nước và 1498 xã thuộc diện xã nghèo, chiếm 15% (năm 1997).

Về đặc trưng nghèo ở Việt Nam có thể nói rằng: người nghèo chủ yếu là nông dân, ở nông thôn, vì 95% số người nghèo đói là nông dân và chỉ có khoảng 5% sống ở vùng đô thị. Nghèo đói ở Việt Nam cũng phân bố không đều giữa các vùng kinh tế, nơi nghèo đói cao vẫn là các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ; Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Có thể minh chứng qua số liệu thống kê về nghèo đói năm 1997 ở các vùng kinh tế như sau:

Bảng 2: Phân bố số hộ nghèo đói qua các vùng năm 1997 [33, 63]

Vùng Hộ nghèo đói Tỷ lệ (%)

- Đồng bằng sông Hồng

- Bắc Trung bộ

- Duyên hải miền Trung

- Tây Nguyên

- Đông Nam bộ

- Đồng bằng sông Cửu Long

Cả nước 302.460 554.926 358.260 180.400 103.700 493.750 2.635.096 9,8 27,84 22,44 27,84 5,50 15,65 17,70

Từ năm 1992, Đảng và Nhà nước chủ trương phát động cuộc vận động "xóa đói, giảm nghèo" bắt đầu từ thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương, rồi nhanh chóng lan rộng, trở thành phong trào của cả nước.

Dựa trên tính hiệu quả và thiết thực của cuộc vận động XĐGN, cuối năm 1998, Đảng và Nhà nước ta quyết định nâng tầm cuộc vận động một phong trào quần chúng rộng lớn trở thành chương trình mục tiêu quốc gia với chủ trương, biện pháp và mục tiêu thực hiện nhất định.

Các chính sách XĐGN mà nhà nước ta đang thực hiện là: - Chính sách về ruộng đất và việc làm cho người nghèo; - Chính sách đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn; - Chính sách tạo thêm việc làm, tăng thu nhập;

- Chính sách phát triển kinh tế cho vùng có nhiều khó khăn; - Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn...

Tính đến nay, tỷ lệ hộ đói nghèo trên tổng số hộ trên cả nước (theo tiêu chuẩn hiện nay) đã từ 30% năm 1992 giảm xuống còn 20% năm 1995, 13% năm 1999 và 11% năm 2000, đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, nước ta là nước được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ đói nghèo nhanh và có hiệu quả.

Mục tiêu phấn đấu trong kế hoạch 5 năm và chiến lược phát triển kinh tế 10 năm tới là: Phấn đấu giảm hộ nghèo theo chuẩn của nước ta còn khoảng 5% vào năm 2005, đến 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo. Tuy nhiên cần phải thường xuyên củng cố thành quả XĐGN mà chúng ta đã đạt được. Để xác định cụ thể về lượng tỷ lệ đói,

nghèo, trong những năm tới

cần vận dụng tiêu chuẩn quốc tế để quy định hợp lý chuẩn xác định hộ nghèo và mục tiêu giảm nghèo ở nước ta (theo tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc mức nghèo khó được qui định là mức thu nhập của một người dân dưới 1USD/1 ngày) cho phù hợp với điều kiện cụ thể để có kế hoạch tiếp tục thực hiện chủ trương XĐGN của Đảng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay pot (Trang 26 - 30)