Mục tiêu phương hướng xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay 1 Các quan điểm của Đảng về xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay pot (Trang 64 - 68)

- Thái Lan: Với hơn hai thập niên thực hiện XĐGN, Thái Lan đã đạt được kết quả đáng kể về giảm nghèo đói từ 59% năm 1962 đã giảm xuống còn 22% vào năm

3.1.Mục tiêu phương hướng xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay 1 Các quan điểm của Đảng về xóa đói giảm nghèo

3.1.1. Các quan điểm của Đảng về xóa đói giảm nghèo

Một là, Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ to lớn của toàn Đảng, của Nhà nước và xã hội.

XĐGN là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, là yếu tố quan trọng bảo đảm sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN, đó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của toàn xã hội hiện nay.

Ngay từ khi nước nhà mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: giành được độc lập rồi mà nhân dân vẫn sống trong cảnh nghèo nàn lạc hậu thì độc lập đó phỏng có ích gì ? Người còn nhấn mạnh phải ra sức phát triển sản xuất, kinh tế làm cho mọi người ra khỏi đói nghèo lam lũ vươn lên đủ ăn, khá giả, giàu có. Ai đã giàu có rồi, vươn lên giàu có hơn nữa. Hơn ai hết, Người nhận thấy: Đói nghèo, lạc hậu, dốt nát là những kẻ thù nội xâm làm suy yếu đất nước và chế độ. Chỉ có vượt qua đói nghèo lạc hậu, tiến tới phát triển và ngày càng phát triển, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân, đó mới là mặt tích cực, bản chất của CNXH.

Theo lời dạy của Bác, từ nhiều năm nay Đảng và Nhà nước ta đã đẩy mạnh cuộc vận động XĐGN, coi đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 23-CTTW ngày 29/11/1997 về lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN. Chỉ thị xác định: "...xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược ổn định, phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện định hướng XHCN; kế tục và phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc" [6, 68-69]. Khởi đầu từ năm 1992 và trở thành một chương trình quốc gia vào cuối năm 1998, XĐGN đã thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là hàng triệu những người nghèo tham gia. Với tầm cỡ to lớn

nhưng cũng đầy khó khăn phức tạp của nó, XĐGN không thể chỉ dừng lại ở các chủ trương, đường lối chung, mà phải có sự phối hợp đồng bộ nhất quán từ chủ trương, đường lối của Đảng; các chính sách, biện pháp quản lý cụ thể của nhà nước và cuối cùng là sự nỗ lực của mỗi gia đình, của chính bản thân người lao động

Hai là, xóa đói, giảm nghèo là sự kết hợp, thống nhất giữa các biện pháp về kinh tế, với chính sách xã hội và giữ vững ổn định chính trị.

Đói nghèo trước hết là vấn đề kinh tế, đồng thời cũng là vấn đề xã hội, hậu quả của đói nghèo tác động trực tiếp đến hiện trạng phát triển kinh tế và thông qua kinh tế tác động đến tình hình xã hội. Vì đói nghèo dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, trong nền kinh tế thị trường phân hóa giàu nghèo không chỉ là phân hóa thu nhập, tài sản, mức sống, mà còn kéo theo phân hóa xã hội: mức học vấn, văn hóa, lối sống, vị thế xã hội, quan hệ xã hội... Phân hóa giàu nghèo khi vượt quá giới hạn cho phép sẽ biến thành phân hóa giai cấp làm suy yếu khối liên minh công - nông - trí thức và sự bền vững của chính trị, làm chệch hướng XHCN.

Vì vậy XĐGN không phải chỉ có các chính sách, biện pháp phát triển kinh tế mà còn gắn liền với các chính sách xã hội, đặt trong tổng thể của sự ổn định chính trị. Trong đó ổn định chính trị vừa là yêu cầu hàng đầu, là nền tảng cơ bản, vừa là điều kiện để phát triển kinh tế, thực hiện XĐGN. "Có thể nói chính sách xã hội không chỉ tạo ra nền tảng ổn định xã hội để phát triển, mà còn tạo ra động lực của sự phát triển bởi vì giải quyết các vấn đề xã hội là thực hiện giải phóng sức lao động, hướng tới xây dựng con người làm chủ xã hội. Vì vậy, không thể coi chính sách xã hội là "cái đuôi" và đi sau chính sách kinh tế; giải quyết tốt những vấn đề xã hội là điều kiện ổn định để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế" [32, 28].

Phát triển kinh tế, phải đặc biệt chú trọng bảo vệ lợi ích, quan tâm tới đời sống của các tầng lớp cơ bản trong xã hội như công nhân, nông dân, trí thức, các lực lượng bảo vệ an ninh cho chế độ. Đây chính là cơ sở của chế độ chính trị, không được để xẩy ra hiện tượng người lao động bị bần cùng hóa, bị bóc lột một cách tràn lan, bị ngược đãi, nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường.

ổn định chính trị là điều kiện cần thiết để XĐGN, nhưng thành công của XĐGN sẽ là nhân tố quan trọng để củng cố, bảo vệ chế độ chính trị, giữ vững sự ổn định chính trị. Mọi biện pháp để XĐGN phải nhìn nhận từ góc độ kinh tế - xã hội và hơn nữa còn phải nhìn nhận từ góc độ chính trị.

Ba là, xóa đói giảm nghèo bằng phát huy tính tự lực, tự chủ, tự vươn lên của chính người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo.

Mặc dù XĐGN là nhiệm vụ to lớn của toàn Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, nhưng để vượt qua đói nghèo thì lại phải bằng chính sự tự vươn lên của người nghèo, hộ nghèo.Nhà nước, cộng đồng xã hội chỉ có thể tạo điều kiện hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi để người nghèo tiếp cận được với nguồn lực phát triển, còn có tận dụng được những nguồn lực đó hay không thì còn phụ thuộc vào chính họ. Tính chất trợ giúp, hỗ trợ phát triển là nét nổi bật của sự nghiệp XĐGN. Cần quán triệt quan điểm này và thể hiện nó một cách toàn diện trong nội dung và biện pháp XĐGN. Nói một cách hình ảnh là: giúp họ "cái cần câu", hướng dẫn họ cách câu, tạo ra điều kiện (tức chỉ chỗ làm ăn và

giúp họ tiêu thụ sản phẩm làm ra) chứ không

nên cho sẵn họ con cá. XĐGN bằng cứu trợ nhân đạo thuần túy chỉ là giải pháp thụ động, chắp vá, phi kinh tế và không sao giải quyết được triệt để đói, nghèo.

Bốn là, huy động và khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội để XĐGN.

XĐGN là nhiệm vụ rất khó khăn và không thể thực hiện được trong vài ngày, vài tháng, nó đòi hỏi các nguồn lực vật chất và tinh thần rất to lớn, trong đó trước hết là các nguồn lực vật chất như: tài nguyên, đất đai, vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, trình độ tay nghề của người lao động và các môi trường chính trị, xã hội, kết cấu hạ tầng khác...

Nguồn tài chính của Nhà nước là rất quan trọng, song không thể chỉ trông chờ

vào một nguồn đó, nhất là trong điều kiện ngân sách quốc gia

Bác Hồ của chúng ta đã từng khẳng định: "Công việc chống nạn đói, cũng như công việc to lớn khác phải kiên quyết, phải sẵn lòng hy sinh, phải toàn dân nhất trí" [26, 93-94].

Chỉ có huy động mọi lực lượng xã hội bằng cả biện pháp kinh tế và xã hội mà tiêu biểu là xã hội hóa phong trào XĐGN để cùng với nhà nước tập trung sức giải quyết việc XĐGN. Không như vậy không thể huy động được một nguồn lực lớn, trị giá 12.000 tỷ cho xoá đói giảm nghèo. Nhà nước dù đầu tư mạnh đến đâu cho XĐGN cũng vẫn là có hạn. Chỉ có sự đóng góp của toàn xã hội, mà trong đó nhà nước là trung tâm mới có thể đưa sự nghiệp XĐGN đến thắng lợi.

Năm là, mở rộng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài cho việc xóa đói giảm nghèo.

XĐGN phải đặt trong quá trình mở rộng hợp tác, tranh thủ khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực từ các nước, các tổ chức quốc tế bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú.

Đây là một sự bổ trợ quan trọng cho các nguồn lực trong nước, vì chúng ta đang hòa nhập với khu vực và trên thế giới, đang có nhiều khả năng tìm kiếm các đối tác, phát triển các dự án phối hợp, các nguồn tài trợ và viện trợ nhân đạo cho chương trình XĐGN. Cần tăng cường các hình thức trao đổi giao lưu hợp tác đó.

Sáu là, XĐGN cần khuyến khích một bộ phận dân cư vươn lên làm giàu đồng thời ưu tiên XĐGN ở các đối tượng chính sách và các vùng đặc biệt.

XĐGN không phải là chủ trương riêng, tách biệt khỏi các giải pháp phát triển kinh tế xã hội mà luôn luôn nằm trong chiến lược tổng thể của quá trình phát triển. Các hộ nghèo tồn tại bên cạnh các hộ không nghèo, các vùng nghèo tồn tại bên cạnh các vùng không nghèo trong mối quan hệ qua lại tác động với nhau. Khuyến khích, tạo điều kiện cho một bộ phận dân cư có điều kiện vươn lên làm giàu trước để tạo lập những hạt nhân, những động lực thúc đẩy kinh tế trong vùng giống như việc tạo ra một hiệu ứng lan tỏa, từ đó tác động đến sự phát triển của các hộ nghèo trong vùng.

Trong văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII có viết: "Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với XĐGN. Coi một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển. Đồng thời có chính sách ưu đãi hợp lý về tín dụng, về thuế, đào tạo nghề nghiệp để tạo điều kiện cho người nghèo có thể tự vươn lên làm đủ sống và phấn đấu trở thành khá giả" [18, 47].

Bên cạnh việc khuyến khích một bộ phận dân cư có điều kiện vươn lên làm giàu, cần có biện pháp ưu tiên đối với các hộ nghèo thuộc diện gia đình chính sách như gia đình thương binh, liệt sĩ, các gia đình có công với nước... để các hộ này có thể nhanh chóng thoát nghèo. Đó chính là việc kết hợp sự tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.

Đối với các vùng đặc biệt khó khăn càng cần phải có những giải pháp ưu tiên mạnh về nhiều mặt nhất là các vùng căn cứ địa cách mạng, những vùng đã chịu sự tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Nếu để các vùng này tự vươn lên thì sẽ rất khó khăn và lâu dài, thậm chí có những vùng không thể tự vươn lên nếu không có sự hỗ trợ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay pot (Trang 64 - 68)