Phương hướng XĐGN của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2000

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay pot (Trang 69 - 72)

- Thái Lan: Với hơn hai thập niên thực hiện XĐGN, Thái Lan đã đạt được kết quả đáng kể về giảm nghèo đói từ 59% năm 1962 đã giảm xuống còn 22% vào năm

3.1.2.2.Phương hướng XĐGN của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2000

nay đến năm 2005 như sau:

- Xóa cơ bản hộ đói kinh niên, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống dưới 13% vào năm 2000. Phấn đấu xóa hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5% vào năm 2005.

- Tập trung phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, xã thuộc khu vực III, xã nghèo (có tỷ lệ đói nghèo trên 40%), xóa 12/45 xã nghèo trong năm 2000, để đến năm 2005 trong tỉnh không còn xã nghèo.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở ở các xã thiếu và yếu hạ tầng cơ sở.

Năm 2000: Cơ bản các xã nghèo được tăng cường và nâng cấp một bước các công trình kết cấu hạ tầng. Có đường giao thông vào đến trung tâm 100% số xã, 70% số xã và 60% số dân được dùng điện lưới; tỷ lệ số phòng học nâng cấp để đạt từ cấp 4 trở lên, ở các trường phổ thông đạt 88%, 74% số trạm y tế xã được đầu tư nâng cấp và có phòng sản đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

Năm 2005: Phấn đấu 98,5% số xã và 80% số dân được dùng điện lưới (266/270 xã); trên 95% số phòng học, trường phổ thông được xây dựng từ cấp 4 trở lên; 100% số trạm y tế xã có phòng sản đạt tiêu chuẩnkỹ thuật, trong đó 50% số trạm kiên cố hóa; có giải pháp đảm bảo nước sạch cho các xã, hiện có tỷ lệ dùng nước sạch dưới 50%; 100% trung tâm cụm xã miền núi có chợ và bưu điện văn hóa xã, chú trọng phát triển các thiết chế văn hóa thể thao cơ sở.

- Quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phải gắn liền với qui hoạch sản xuất và qui hoạch dân cư.

3.1.2.2. Phương hướng XĐGN của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2000 - 2005 2000 - 2005

Một là: XĐGN gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và là bộ phận quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn dân cư.

XĐGN không phải là giải pháp tình thế, mà về lâu dài để đảm bảo tính bền vững cũng như hiệu quả, các chương trình XĐGN phải được gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Về công nghiệp, tỉnh thực hiện ưu tiên hàng đầu cho công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm, làm tăng giá trị sản phẩm của nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây là lĩnh vực tạo được nhiều việc làm, có khả năng thu hút lao động góp phần XĐGN.

Về nông - lâm nghiệp: Tỉnh xác định, đây là thế mạnh quan trọng để giải quyết việc làm và XĐGN.

Trong các năm tới, tiến hành thực hiện 4 chương trình trọng điểm:

+ Chương trình an ninh lương thực với nội dung chủ yếu là khâu giống, đặc biệt đẩy nhanh tốc độ đưa lúa lai vào sản xuất, hiện đại hóa một bước hệ thống thủy lợi nội đồng, thực hiện thâm canh tăng năng suất lúa ở vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa trọng điểm.

Xây dựng vùng trọng điểm lương thực nam Lâm Thao và ven sông Hồng. Vùng này tập trung phát triển cây lúa, cây ngô, chăn nuôi lợn trồng rau thực phẩm, cây ăn quả như nhãn, chuối; phấn đấu để vùng này đảm bảo sản xuất 60 - 65% sản lượng lương thực của tỉnh.

+ Chương trình mũi nhọn, phát triển cây chè có nội dung là đầu tư thâm canh cải tạo cây chè hiện có, kết hợp phát triển mở rộng trồng mới, chú trọng đầu tư khâu giống và tăng cường liên doanh liên kết, gọi vốn đầu tư nước ngoài kết hợp với phát huy nội lực tại chỗ để mở rộng sản xuất chè cho chế biến xuất khẩu.

+ Chương trình phát triển cây nguyên liệu giấy, mà chủ yếu là phát triển theo nguyên tắc tập trung thâm canh nâng cao năng suất, đầu tư sản xuất giống cây, tổ chức tốt hệ thống thu mua để đảm bảo lợi ích cho người trồng cây nguyên liệu. Xây dựng vùng kinh tế động lực phía Bắc thuộc các huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, nơi có ưu thế để phát triển kinh tế trang trại với các cây ăn quả, cây công nghiệp, cây nguyên

liệu, tập trung xây dựng vùng này thành vùng cây nguyên liệu giấy với qui mô diện tích 22 - 25 ngàn ha, cây chè với diện tích 3- 3,5 ngàn ha.

+ Chương trình phát triển chăn nuôi: tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ (cả trong và ngoài nước), đẩy mạnh sản xuất chế biến thịt xuất khẩu, phát triển mạnh đàn bò, đàn lợn, xây dựng kế hoạch tiếp tục chương trình Sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn.

Bên cạnh đó, chú trọng phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn mà trọng tâm là vùng Bắc Sông Thao, Yên Lập, Thanh Sơn và một phần huyện Thanh Thủy, Tam Nông. Tạo điều kiện cho vùng này phát huy nội lực, tính chủ động để dần dần đưa vùng nghèo hòa nhập vào sự phát triển chung của cả tỉnh.

Hai là: Thực hiện XĐGN phải gắn liền với công bằng xã hội, lấy chương trình XĐGN làm trung tâm gắn liền với các chương trình kinh tế xã hội khác, tập trung phát triển kinh tế xã hội đối với các xã nghèo vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc, vùng căn cứ cách mạng cũ.

Thực hiện XĐGN phải gắn liền với công bằng xã hội. Công bằng xã hội ở đây chủ yếu là đề cập đến sự công bằng xã hội ở nông thôn và ở chiến lược phát triển vùng, mà đặc biệt là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc ít người.

- XĐGN phải gắn với tăng thu nhập của khu vực nông thôn vì trong nền kinh tế thị trường, thu nhập của họ có xu hướng đa dạng hóa từ nhiều nguồn trên cơ sở đa dạng hóa sản xuất kinh doanh, phá vỡ thế thuần nông, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa.

- Về giải quyết việc làm, hướng chính là phát triển theo chiều rộng song song với phát triển theo chiều sâu; tiếp tục khai thác tiềm năng đất đai, áp dụng kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sử dụng nhiều lao động.

- Công bằng xã hội còn thể hiện ở chiến lược con người, XĐGN còn gắn với tạo ra điều kiện tối thiểu để có điểm xuất phát ngang nhau cho tất cả mọi người. Đó là mức sống tối thiểu, bảo đảm giáo dục phổ cập bắt buộc (kể cả dạy nghề), xây dựng các cơ sở y tế nhân dân.

- Phân phối và điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong đó chủ yếu tác động vào chính sách thuế, chính sách đầu tư

- Về chiến lược phát triển ở các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc ít người, công bằng xã hội hướng tới là chính sách đầu tư hạ tầng cơ sở (đường giao thông, thông tin liên lạc, thủy lợi, điện...), chính sách trợ giúp đặc biệt... để những vùng này có khả năng vươn ra gắn với thị trường, sớm vượt qua nghèo nàn, lạc hậu.

Ba là: XĐGN được thực hiện theo phương châm xã hội hoá, coi XĐGN là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, các đoàn thể của mỗi gia đình và toàn xã hội. Trong đó người nghèo vùng nghèo phát huy nội lực tự vươn lên là chính cùng với sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng.

Cần phải huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực hiện có của xã hội cho XĐGN, làm cho mọi người dân nhận thức được rằng cần phải có sự chia sẻ các lợi ích có được do tăng trưởng kinh tế trong xã hội, giữa các tầng lớp thu nhập cao với tầng lớp dân cư nghèo và mọi người đều góp phần mình trong sự thịnh vượng của tỉnh trong tương lai.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay pot (Trang 69 - 72)