- Thái Lan: Với hơn hai thập niên thực hiện XĐGN, Thái Lan đã đạt được kết quả đáng kể về giảm nghèo đói từ 59% năm 1962 đã giảm xuống còn 22% vào năm
2.2.1. Sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và những thành tựu bước đầu
XĐGN là vấn đề kinh tế, xã hội, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, của mọi người dân và của chính người nghèo. Đây còn là một vấn đề chiến lược, một chương trình kinh tế - xã hội của quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; xây dựng một xã hội có đời sống vật
chất ngày càng tăng, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ, dân tộc được tự do phồn thịnh, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành và tiến bộ như Bác Hồ từng mong ước.
Tại Đại hội VII (năm 1991) Đảng ta đã nhấn mạnh: "Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố
con người và vì con người. Kết hợp hài hòa
giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân" [17, 73].
Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, chủ trương này lại được tiếp tục làm rõ hơn một bước "tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển" [18, 47].
Và tại Đại hội VIII của Đảng (1996) trong số các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm thời kỳ 1996 - 2000, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã dành riêng một chương trình về XĐGN.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về XĐGN, Ban thường vụ Tỉnh ủy (Vĩnh Phú cũ) đã có Nghị quyết số 10 NQ/TU ngày 19-4-1993 về XĐGN, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII, kỳ họp thứ 17 đã thông qua nghị quyết về XĐGN. Triển khai nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân tỉnh đã ra chỉ thị tăng cường sự chỉ đạo của các cấp, các ngành trong tỉnh tổ chức thực hiện XĐGN, quyết định thành lập quỹ XĐGN, thành lập Ban chỉ đạo XĐGN các cấp.
Hướng trọng tâm trong công tác XĐGN của tỉnh trong những năm qua là vận động nhân dân các hộ đói nghèo tích cực sản xuất, phát triển kinh tế để mỗi hộ gia đình tự giải quyết, tự cứu mình là chính cộng với sự hỗ trợ của nhà nước và của xã hội. Trong những năm qua tỉnh xác định phát triển kinh tế - xã hội là giải pháp cơ bản lâu dài để xóa bỏ tận gốc đói nghèo, tập trung xây dựng các đề án phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ chế chính sách thu hút nguồn lực, chú trọng đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, nên đã thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần quan trọng vào việc XĐGN.
Một trong những nhiệm vụ mà công tác XĐGN đã thực hiện tốt là huy động các nguồn vốn, tổ chức cho các hộ nghèo trực tiếp vay để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống dân cư. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 1999, nguồn vốn huy động cho các hộ nghèo vay và hỗ trợ các hộ khó khăn ở Phú Thọ đạt.
Tổng số: 98.331 triệu đồng Trong đó:
Nguồn tín dụng ưu đãi của ngân hàng người nghèo: 79.040 triệu
Ngân sách tỉnh: 1.591 triệu
Trung ương hội nông dân 800 triệu Từ hội viên hội nông dân 2.221 triệu
Hội liên hiệp phụ nữ 4.350 triệu
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 5.419 triệu
Hội cựu chiến binh 3.326 triệu
Liên đoàn lao động tỉnh 1.026 triệu
Tài trợ quốc tế 558 triệu [13, 4]
Với số tiền trên đã cho 73.700 lượt hộ nghèo được vay. Bình quân là 1,5 triệu đồng/ hộ từ ngân hàng người nghèo và từ 200.000 đến 1 triệu đồng 1 hộ với các nguồn khác.
Ngoài vốn do ngân sách của tỉnh trích sang, vốn của các đoàn thể, tỉnh, còn được các nguồn vốn đầu tư của Trung ương cũng gián tiếp để góp phần XĐGN bằng cách xây dựng các dự án để qua đó cấp kinh phí cho việc XĐGN. Có các dự án sau đã được thực hiện ở Phú Thọ:
- Dự án 327 từ năm 1993 - 1998 là 38.341 triệu giúp cho nhân dân trồng rừng, bảo vệ rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
- Dự án 661 năm 1999 là 4.995 triệu giúp cho nhân dân miền núi có vốn trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng.
- Dự án điều động dân cư, dự án nước sạch cho nhân dân 9.040 triệu đồng giải quyết khó khăn cho hàng ngàn hộ.
- Đặc biệt là chương trình cho 31 xã đặc biệt khó khăn. Tỉnh thành lập ban chỉ đạo giúp 31 xã này, cử cán bộ về giúp xã xây dựng các chương trình phát triển kinh tế xã hội, khuyến khích các cơ quan đoàn thể trong tỉnh nhận đỡ đầu cho các xã.
Ngoài việc huy động được một nguồn vốn lớn để cho các hộ nghèo vay phát triển sản xuất, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội nông dân tỉnh và hệ thống khuyến nông chủ trì còn mở các lớp hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế... cho các hộ nghèo để giúp các hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm làm ăn.
Các đoàn thể ngoài việc huy động vốn hỗ trợ cho người nghèo, xã nghèo còn tổ chức được các phong trào xã hội như "Phụ nữ đất Tổ với tấm lòng nhân hậu giúp nhau vượt đói nghèo" tổ chức "Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo"... Các phong trào đó đã thực sự như một luồng sinh khí tiếp thêm sức mạnh cho các hộ nghèo, xã nghèo vươn lên.
Với những nỗ lực và cố gắng thiết thực nêu trên, phong trào XĐGN ở tỉnh đã thực sự lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia ủng hộ và ngày càng mang tính xã hội hóa sâu sắc.
Kết quả đạt được là đời sống của người dân trong đó có người nghèo đã được nâng lên biểu hiện ở các mặt sau đây.
- Thu nhập bình quân đầu người trong tỉnh từ 2,2 triệu/khẩu/năm (năm 1997) lên 2,4 triệu/khẩu/năm (năm 1999).
- Lương thực bình quân đầu người từ 213 kg/khẩu/năm (năm 1997) lên 252 kg/ khẩu/năm (năm 1999).
- Chất lượng hạ tầng cơ sở trong tỉnh được nâng lên trong đó hướng trước hết cho vùng nghèo, hộ nghèo, đặc biệt là 31 xã miền núi đặc biệt khó khăn.
Trong đó:
Giao thông : 17 công trình cho 16 xã = 40,4%
Thủy lợi : 2 công trình cho 2 xã = 5%
Trường học : 14 công trình cho 13 xã = 33 %
Điện lưới : 7 công trình cho 7 xã = 16,7%
- Khả năng tiếp cận với giáo dục và y tế được nâng lên.
Thực hiện chủ trương miễn, giảm học phí cho học sinh nghèo trong các nhà trường, trong các năm học vừa qua chủ trương này đã giúp cho hàng ngàn học sinh thuộc con em các gia đình nghèo có điều kiện đến trường. Từ năm học 1998 đến nay các đơn vị giáo dục đào tạo đã thực hiện miễn giảm học phí cho 43.350 học sinh, sinh viên nghèo với số tiền miễn giảm là 3.426 triệu đồng.
Cũng trong 3 năm qua 1998 - 2000 toàn tỉnh đã khám chữa bệnh miễn phí cho 11.284 lượt người với tổng số tiền 776.779.000 đồng. Năm 1999 và sáu tháng đầu năm 2000 tỉnh đã trích 365 triệu đồng dành mua 23.000 thẻ bảo hiểm y tế để cấp cho những người thuộc diện quá nghèo, đặc biệt khó khăn để khám chữa bệnh miễn phí.
- Ngoài ra, các hộ nghèo còn thu được những cải thiện phi kinh tế như: cuộc sống gia đình hài hòa hơn do những căng thẳng về kinh tế đã giảm bớt. Tình làng nghĩa xóm được nâng lên, cộng đồng ít bất hòa tranh chấp hơn...
Sau 6 năm thực hiện nghị quyết của Ban Thường vụ tỉnh ủy và Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về XĐGN, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 38,7% năm 1992 xuống 21% năm 1997, còn 20% năm 1998, và 16,5% năm 1999; theo báo cáo gần đây nhất tháng 6/2000 còn 14,5%. Cụ thể tình hình đói nghèo của tỉnh đã giảm liên tục trong mấy năm gần đây như sau:
Bảng 10: Diễn biến tình hình đói nghèo ở tỉnh Phú Thọ (Năm 1998 - 1999 và 6 tháng năm 2000) [4]
TT Tên Tên huyện, thành, thị Tổng số hộ Tình hình đói nghèo
Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 (tính đến tháng 6/2000) Số hộ đói nghèo Tỷ lệ % Số hộ đói nghèo Tỷ lệ % Số hộ đói nghèo Tỷ lệ % 1 Việt Trì 33.087 2.114 6,38 1.744 5,72 1.590 4,8 2 Phú Thọ 9.894 1.236 12,49 1.020 10,3 930 9,4 3 Đoan Hùng 23.568 3.477 14,75 2.869 12,17 2.828 12,0 4 Hạ Hoà 24.762 4.511 18,2 3.722 15,03 3.087 12,46 5 Thanh Ba 26.618 5.261 19,76 4.340 16,3 3.734 14,03 6 Sông Thao 28.013 7.152 25.53 5.900 21,06 5.214 18,58 7 Phù Ninh 26.267 5.240 19,95 4.323 16,46 3.912 14,89 8 Lâm Thao 29.866 3.301 11,05 2.723 9,1 2.228 7,46 9 Tam Nông 17.606 4.183 23,76 3.451 19,6 2.500 14,2 10 Thanh Thủy 16.546 4.088 24,7 3.373 20,38 3.176 19,2 11 Yên Lập 16.322 6.642 40,7 5.480 33,57 5.059 31,0 12 Thanh Sơn 37.610 10.826 28,78 8.931 23,74 7.819 20,79 Cộng: 290.159 58.031 20% 47.876 16,5% 42.077 14,5
XĐGN là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế. Tỉnh Phú Thọ đã phát huy được sức mạnh của các ngành, các cấp, mọi người dân có nhận thức đúng đắn, đồng thời huy động được một nguồn lực to lớn để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống dân cư để từng bước chiến thắng nghèo nàn lạc hậu. Trong quá trình đó người dân nghèo đã xóa bỏ được mặc cảm bị tách biệt khỏi cộng đồng, có ý chí vươn lên tự cứu mình, đồng thời tranh thủ sự trợ giúp của cộng đồng và xã hội, người nghèo ngày càng có niềm tin vào Đảng, vào chính quyền.
Sự liên kết phối hợp giữa các ngành, các cấp và các đoàn thể, các tổ chức xã hội trong công tác XĐGN ngày càng được nâng lên, tạo nên sức mạnh cho chương trình. Trình độ quản lý và chỉ đạo thực hiện các dự án, chương trình XĐGN ngày càng được hoàn thiện... Một số cấp ủy huyện, thị, xã đã kịp thời ra Nghị quyết để lãnh đạo công tác XĐGN nhờ vậy đã đạt được tỷ lệ giảm các hộ đói nghèo cao như huyện ủy Hạ Hòa, Đoan Hùng, Thanh Ba. Với con số giảm tỷ lệ đói nghèo mỗi năm 2,8% tương đương với 8.000 hộ, tỷ lệ các hộ tái nghèo không đáng kể, đã xuất hiện nhiều hộ làm ăn giỏi và trở nên giàu có, đó là những thành tích bước đầu rất đáng khích lệ cho công cuộc vượt đói thoát nghèo của tỉnh hiện nay.