Vận hành không có hệ thống tự động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa trạm GUP-100 tại giàn MSP4_ Mỏ Bạch Hổ (Trang 79 - 83)

Công tác chuẩn bị tương tự như khi “Vận hành hệ thống tự động”.

+ Bước 1: Trên bảng điều khiển gạt công tắc từ vị trí STOP sang vị trí MANUAL, đèn chỉ thị màu xanh sánh lên, bơm bánh răng (03) hoạt động, áp suất bình tích áp tăng dần. Khi áp suất trong hệ thống đạt 110 bar nhớt thủy lực sẽ xả qua van an toàn (06) về bồn chứa nhớt (14);

+ Bước 2: Gạt “Tay gạt van điều khiển” trên hệ thống phân phối các van điều khiển về vị trí mở (OPEN) hoặc đóng (CLOSE) như mong muốn;

+ Bước 3: Kiểm tra trạng thái các van thủy lực trên đường dập giếng (19) ở block 1, 2. Nếu van dập giếng chưa mở (hoặc đóng) cần kiểm tra lại tình trạng piston.

Chú ý: Không nên cho hệ thống vận hành bằng tay trừ trường hợp bất khả kháng

như hỏng đột xuất hệ thống điều khiển tự động hoặc đồng hồ tiếp điểm điện vì ở chế độ này nhớt thủy lực luôn xả về bồn với áp suất P=110 bar sẽ làm nóng nhớt nên hiệu suất làm kín và khả năng làm việc của hệ thống sẽ giảm.

3.4.1.3. Kiểm tra trong quá trình vận hành

- Trạm thủy lực GUP-100 luôn ở chế độ làm việc tự động nhằm thực hiện nhanh chóng việc mở các van thủy lực trên đường dập giếng khi xảy ra sự cố cần phải dập giếng hoặc các thao tác công nghệ khác.

- Những người chịu trách nhiệm vận hành trạm thủy lực GUP-100 hàng ngày phải kiểm tra tình trạng của trạm:

+ Kiểm tra mức nhớt trong thùng chứa dầu thủy lực; + Kiểm tra áp suất bình tích năng thủy lực;

+ Kiểm tra tình trạng bơm bánh răng.

- Kiểm tra sự rò rỉ nhớt thủy lực trên trạm GUP-100 và hệ thống đường ống dẫn thủy lực đến các van thủy lực trên đường dập giếng;

- Ghi chép các thông số hệ thống vào sổ nhật kí làm việc.

3.4.1.4. Dừng hệ thống trạm GUP-100

Hệ thống trạm GUP-100 chỉ dừng trong các trường hợp sau: + Bảo dưỡng trạm theo lịch;

+ Có sự cố rò rỉ nhớt thủy lực của trạm hoặc các ống dẫn đến van dập giếng.

- Bước 1: Trên bảng điều khiển gạt công tắc từ vị trí AUTO sang vị trí STOP, đèn chỉ thị màu vàng ở vị trí AUTO tắt, bơm bánh răng (03) ngừng hoạt động.

- Bước 2: Đóng 02 van cầu Ф20 ở 02 cụm safety & shut off block để duy trì áp suất trong bình tích năng.

- Bước 3: Mở van xả (09) để xả áp xuất đường cấp thủy lực.

- Bước 4: Đóng 02 van cầu (15) để cách ly bộ nguồn thủy lực và hệ thống phân phối van điều khiển.

+Trường hợp sửa chữa nhỏ: Khắc phục rò nhớt thủy lực trên đường ống dẫn hoặc thay van dập giếng thưc hiện như sau:

- Bước 1, 2, 3: Như qui trình dừng nói trên;

- Bước 4: Gạt “Tay gạt” của van điều khiển (16) của van dập giếng bị rò nhớt hoặc cần thay thế qua lại vị trí CLOSE và OPEN vài lần để đảm bảo xả hết áp suất và nhớt trong đường ống dẫn thủy lực;

- Bước 5: Đóng 02 van cầu Ф10 (17) của đường ống dẫn thủy lực bị rò rỉ hoặc

đường ống dẫn thủy của van dập giếng cần thay thế;

- Bước 6: Tiến hành khắc phục sự rò rỉ dầu thủy lực.

3.4.2. Kiểm soát sự cố và các tình huống khẩn cấp hệ thống thủy lực trạm GUP-100 100

Người chịu trách nhiệm vận hành trạm thủy lực GUP-100 phải nhanh chóng thực hiện việc dừng trạm thủy lực theo đúng qui trình được mô tả ở mục 3.4.1.4 khi phát hiện ra sự rò rỉ nhớt thủy lực, rò rỉ các van dập giếng, vỡ đường ống thủy lực …

3.4.2.2. Sự cố và các biện pháp xử lý

Nguyên nhân dừng sự cố trạm ГУП-100 chủ yếu là do: - Mức nhớt trong bồn thủy lực quá thấp;

- Rò rỉ nhớt thủy lực; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Rò rỉ nhớt tại van dập giếng; - Vỡ đường ống thủy lực; - Hỏng đột xuất bơm bánh răng; - Mất điện.

. + Việc khắc phục các sự cố (rò rỉ van thủy lực trên đường dập giếng, vỡ đường ống thủy lực..) trước tiên cần phải tuân thủ theo mục “Dừng hệ thống trạm GUP-100”. Sau khi khắc phục sự cố, khôi phục lại hệ thống, cần tuân thủ theo mục “Vận hành bình thường trạm thủy lực GUP-100”.

+ Riêng sự cố hỏng bơm bánh răng hoặc mất điện tại thời điểm cần mở hoặc đóng van dập giếng khẩn cấp thì phải sử dụng bơm tay (04). Bơm tay có thể duy trì áp suất trên hệ thống để đóng và mở van thủy lực đường dập giếng với áp suất làm việc cho phép đến 300 bar, lưu lượng một hành trình là 25 cm3.

3.5. Bảo dưỡng, sửa chữa

3.5.1. Các hư hỏng thường gặp: hiện tượng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục pháp khắc phục

(Xem bảng dưới đây)

TT Hiện tượng Nguyên nhân Các biện pháp khắc phục

1 - Có sự rò rỉ dầu TL trên trạm nguồn hoặc ở hệ thống đường ống dẫn. - Do hư hỏng các gioăng, đệm làm kín. - Do nứt vỡ hoặc khuyết tật ở các kết cấu nối ghép. -Dừng trạm; Xả dầu thủy lực về thùng chứa đến mức áp lực hệ thống = 0; Ngắt điện nguồn. - Đóng các van chặn ở 2 đầu (nếu có) để cô lập thiết bị hoặc chi tiết bị rò rỉ. Nếu không có van chặn phải sử dụng nút bịt.

- Tháo các chi tiết, kết cấu hư hỏng để thay thế hoặc sửa chữa. 2 - Bơm bánh răng làm việc nhưng hệ thống không có hoặc không đủ áp lực. - Do vỡ đường ống chính hoặc hết dầu TL trong thùng chứa. - Do lọt khí ở đường hút của bơm. - Do mất khí (rò rỉ ) ở bình tích năng TL. - Do van №09 bị mở, hoặc van an toàn №06 bị hở hoặc các van cầu Ф- 10 và van AT của 02 cụm safety & shut off block bị hở.

- Kiểm tra tất cả các đường ống dẫn. Kiểm tra mức dầu TL trong thùng chứa.

- Kiểm tra áp lực khí N2 trong bình tích năng. Nếu áp suất không đảm bảo, phải nạp bổ sung, đến khoảng 40 ÷ 50 atm. - Kiểm tra các van chặn №09 và các van cầu 2 cửa Ф-10 ở cụm 02 cụm safety & shut off block. Kiểm tra van xả ở bơm tay.

- Nếu tất cả các van trên đều bảo đảm đóng kín, hãy tiếp tục kiểm tra các van an toàn. - Nếu các biện pháp trên không đạt kết quả, hãy tháo, kiểm tra độ thông qua của đường hút.

3

Hệ thống đảm bảo áp lực làm việc, nhưng không đóng mở được van thủy lực trên đường dập giếng.

- Do van phân phối điều khiển hỏng.

- Do van thủy lực trên đường dập giếng bị kẹt. - Do các gioăng, phớt làm kín của piston van thủy lực bị hỏng.

- Kiểm tra tình trạng làm việc của van phân phối điều khiển, thông qua các đồng hồ áp lực. - Tháo, kiểm tra nắp bảo vệ phần ty dẫn hướng bên dưới của van thủy lực để đảm bảo chúng không làm kẹt ty van. Sau đó thử đóng mở bằng tay. Nếu không được, phải tháo piston, xylanh lực kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế cả cụm

4

Van phân phối điều khiển bị kẹt, không đóng mở được.

- Do bị kẹt khớp truyền động trung gian của cần điều khiển.

- Do bị kẹt con trượt của van phân phối điều khiển.

- Tháo phần nắp có cần điều khiển, làm sạch nó và khớp khớp truyền động trung gian để đảm bảo chúng không bị kẹt.

- Nếu vẫn không điều khiển được van phân phối, hãy tháo con trượt và kiểm tra tình trạng bề mặt và các vòng gioăng làm kín của chúng.

5 Các sự cố về điện và điều khiển.

- Mất điện nguồn.

- Không điều khiển được trạm theo các chế độ đã đặt ra.

- Báo cho bộ phận điện khắc phục.

- Báo cho bộ phận TĐH&ĐL khắc phục.

3.5.2. Bảo dưỡng và sửa chữa3.5.2.1. Công tác chuẩn bị 3.5.2.1. Công tác chuẩn bị

+Kĩ sư trưởng hoặc kĩ sư (KST/KS) Cơ khí đề xuất kế hoạch T.O hoặc T.P thiết bị,sau khi được lãnh đạo chấp nhận, phải thống nhất về mặt thời gian, nội dung công việc và phương thức phối hợp với các bộ phận liên quan như: khai thác, tự động & đo lường, bộ phận điện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ KST/KS Cơ khí giao nhiệm vụ (T.O hoặc T.P) cho người thợ hoặc nhóm thợ với các hướng dẫn cần thiết về ATLĐ và các công việc cụ thể.

+ Những người thực hiện nhiệm vụ (T.O hoặc T.P) có trách nhiệm tham khảo nắm vững bản [4] và bản [5]. Phải hiểu rõ nội dung, trình tự thực hiện công việc bảo dưỡng, các giấy phép (khi cần thiết), các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, vật tư, phụ tùng cần thiết cũng như sự phối hợp với các bộ phận có liên quan để đảm bảo công tác an toàn và năng suất lao động, chất lượng công việc. Nếu chưa rõ, những người làm công tác T.O (T.P) phải hỏi lại KST/KS Cơ khí trước khi thực hiện nhiệm vụ.

3.5.2.2. Nội dung, trình tự tiến hành công việc T.O& T.P

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa trạm GUP-100 tại giàn MSP4_ Mỏ Bạch Hổ (Trang 79 - 83)