Cơ cấu tiết lưu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa trạm GUP-100 tại giàn MSP4_ Mỏ Bạch Hổ (Trang 35 - 37)

c) Van phân phố

2.4.1.2.Cơ cấu tiết lưu

Cơ cấu tiết lưu được dùng để điều chỉnh hay hạn chế lưu lượng chất lỏng trong hệ thống bằng cách gây sức cản đối với dòng chảy.

Cơ cấu tiết lưu có hai loại: điều chỉnh được và không điều chỉnh được (cố định). + Người ta thường bố trí loại tiết lưu cố định trong các thiết bị máy móc của hệ thống truyền động để gây chênh áp cần thiết giữa hai khoang làm việc nào đó hoặc để hạn chế sự dao động áp suất của chất lỏng do va đập giữa các chi tiết làm việc. Thông thường loại tiết lưu này, (hình 2-16) có dạng lỗ nên còn có tên gọi là lỗ tiết lưu. Trong trường hợp lỗ tiết lưu làm nhiệm vụ giảm chấn động (va đập), nó được gọi là lỗ giảm chấn.

Hình 2-16. Cơ cấu tiết lưu

+ Nếu chúng ta đặt tiết lưu điều chỉnh được (gọi tắt là tiết lưu) trên lưới ống của hệ thống thuỷ lực thì khi điều chỉnh sức cản của nó, lưu lượng của hệ thống sẽ thay đổi, nghĩa là vận tốc của động cơ thuỷ lực sẽ thay đổi. Bởi vậy tiết lưu được dùng trong các hệ thống truyền động thuỷ lực cần phải điều chỉnh vận tốc của động cơ thuỷ lực.

Có thể điều chỉnh sức cản của tiết lưu bằng cách thay đổi diện tích lưu thông hoặc thay đổi chiều dài đường dẫn chất lỏng của nó, vì vậy có rất nhiều kiểu tiết lưu. Hình 2- 17 là các kiểu tiết lưu: kiểu nón (hình 2-17a), kiểu khe (hình 2-17b) và kiểu vít (hình 2- 17c).

Hình 2-17. Các kiểu tiết lưu

Dưới đây chúng ta khảo sát cơ cấu tiết lưu kiểu khe (hình 2-18). Nó gồm vỏ 1, nắp đậy 10, nắp đáy 3, thân tiết lưu 5, đĩa có lỗ 7, đệm kín 6, núm xoay 8, đai ốc 9. Qua lỗ 2 chất lỏng được dẫn vào tiết lưu và sau khi qua khe (cửa lưu thông) nó thoát ra theo lỗ 11.

Diện tích khe 4 được điều chỉnh bằng cách xoay dĩa 7. Đai ốc 9 có tác dụng cố định vị trí của thân tiết lưu tức là giữ nguyên diện tích khe (sau khi đã được điều chỉnh) ở một trị số nhất định.

Hình 2-18. Cơ cấu tiết lưu kiểu khe

Đôi khi người ta còn dùng cơ cấu phân phối kiểu con trượt piston làm thêm nhiệm vụ tiết lưu vì có khả năng điều chỉnh được diện tích các cửa lưu thông của nó.

γ µF g p Q= . 2 ∆

trong đó :

∆p - Độ chênh lệch áp suất ở trước và sau tiết lưu; F - Diện tích của lưu thong;

µ - Hệ số lưu lượng.

Rõ ràng khi F = const thì lưu lượng Q chỉ phụ thuộc độ chênh áp ∆p trước và sau tiết lưu : Q(F = const) = f (∆p)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa trạm GUP-100 tại giàn MSP4_ Mỏ Bạch Hổ (Trang 35 - 37)