Ưu nhược điểm của trạm GUP-100 HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa trạm GUP-100 tại giàn MSP4_ Mỏ Bạch Hổ (Trang 72 - 73)

* Ưu điểm

Trạm GUP-100 do Hội Cơ học thuộc LHKHSX nhiệt - thủy - khí - động Hà Nội -Việt Nam thiết kế và lắp đặt, với mục đích chỉ dùng để điều khiển đóng /mở các van thủy lực trên hệ thống đường dập giếng. Các nhà thiết kế đã lược bỏ, tinh giản tối đa những mạch thủy lực, những kết cấu, thiết bị không cần thiết so với các nguyên mẫu gốc như trạm ГУП 100-Бр (do Liên Xô chế tạo) hoặc trạm СН6У-76/2 (do Romania chế tạo). Chính vì vậy nên Trạm GUP-100 –Việt Nam có rất nhiều ưu điểm đáng chú ý: + Nguyên lý mạch thủy lực và kết cấu đơn giản nên đạt độ tin cậy cao mà vẫn đảm bảo đủ các tính năng sử dụng an toàn cần thiết để đóng /mở từ xa các van thủy lực trên hệ thống đường dập giếng, nhằm xử lý sự cố hoặc thực hiện một quy trình công nghệ nào đó trong quá trình xử lý các giếng khoan-khai thác.

+ Bình tích năng thủy lực có dung tích lớn, nên lượng khí nén (N2) và dầu thủy lực dự trữ dưới dạng thế năng (áp năng) lớn, có thể kéo dài thời gian vận hành (điều khiển) các van thủy lực mà không cần đến bơm điện, hoặc bơm tay.

+ Do kết cấu đơn giản, nên việc vận hành, sửa chữa bảo dưỡng (SCBD) hệ thống cũng tương đối dễ dàng, thuận lợi.

+ Tuy là sản phẩm lắp ráp trong nước, nhưng kết cấu các cụm thiết bị của trạm GUP- 100 đều do các hãng danh tiếng, có uy tín trên thế giới sản xuất nên độ tin cậy, dộ bền, độ ổn định trong làm việc của chúng tương đối cao.

* Nhược điểm

+ Chưa có hệ thống truyền dẫn và hiển thị tín hiệu về Blok iều khiển. Trong điều kiện sản xuất mới, với biên chế nhân công trên các giàn ngày càng tinh giản, thì đây cũng là một nhược điểm đáng kể.

+ Dung tích thùng chứa dầu thủy lực của trạm khá nhỏ ( khoảng 250 lít). Trong khi đó tổng dung tích của 2 bình TNTL là 200 lít, cộng với lượng dầu trong hệ thống đường ống và xylanh của các van Thủy lực vào khoảng 50÷100 lít nữa, nên khi xả áp lực của hệ thống để BDSC thì thường dầu TL dễ bị tràn ra ngoài.

Trạm GUP-100 của Hà Nội không có đường bơm dầu từ ngoài vào thùng chứa, nên việc bổ sung dầu TL vẫn phải làm thủ công, nên rất mất thời gian.

+ Việc xả áp suất dư, xả khí lọt vào hệ thống qua các đồng hồ áp lực làm tổn thất khá nhiều dầu thủy lực, vẫn chưa có đường thu gom về thùng chứa.

Ngoài ra, do các trạm GUP-100 của Việt Nam lắp đặt là các sản phẩm có tính chất tương đối đơn lẻ nên các vật tư, phụ tùng phục vụ cho công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa chúng cũng là một vấn đề cần được tính đến …

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa trạm GUP-100 tại giàn MSP4_ Mỏ Bạch Hổ (Trang 72 - 73)