19. Van dập giếng
3.2.3.2. Chạy có hệ thống tự động
Động cơ điện hoạt động kéo bơm bánh răng (03) đạt tới tốc độ 1450 V/ph, dầu từ bơm (03) vào hệ thống, qua van một chiều (05), nạp vào bình tích năng (01), qua đường ống dẫn dầu chính, qua các đường ống nhánh tới các van phân phoái (16) (các van này luôn ở vị trí trung gian - cách ly đường cao áp và hệ thông chấp hành).
Khi áp suất trong hệ thống đạt tới áp suất đặt giới hạn trên P max =8 Mpa của đồng hồ có tiếp điểm điện (12), tiếp điểm điện của đồng hồ nhả ra, qua tác động của các rơ le trung gian, ngắt điện vào động cơ, bơm ngừng hoạt động. Khi áp lực dầu trong bình tích và hệ thống bị giảm đi (do sử dụng để đóng mở các van dập giếng), đến áp suất đặt giới hạn dưới P min = 6 Mpa, tiếp điểm điện của đồng hồ đóng lại. Qua tác động của các rơ le trung gian, động cơ lại được cấp điện và hoạt động, cho đến khi áp suất trong hệ thống đạt tới áp suất đặt giới hạn trên P max = 8 Mpa. Quá trình trên sẽ lặp đi lặp laị một cách tự động để bảo đảm duy trì áp suất trong hệ thống trong khoảng đặt áp suất của đồng hồ có tiếp điểm điện P h t = 6 ÷ 8 Mpa.
+ Quá trình điều khiển thực hiện đóng mở các van dập giếng.
Các van phân phối điều khiển tay (16), nối thông đường dầu cao áp tới một đầu của xylanh của van thủy lực trên đường dập giếng để thực hiện việc đóng, mở các van này. Dầu từ đầu kia của xylanh theo đường hồi qua lọc (8 ) trở về thùng chứa dầu (14) . Các van phân phối điều khiển tay (16) luôn ở vị trí hoặc đóng (CLOSE ), hoặc mở (OPEN)
- Trong trường hợp mất điện: cấp dầu vào hệ thống bằng bơm tay (4 ) ,để duy trì áp suất trong hệ thống trong dải 6 Mpa -8 Mpa và dự trữ năng lượng của hệ thống trong bình tích năng thủy lực.
3.2.3.3. So sánh và phân tích ưu ngược điểm của trạm GUP-100 Hà Nội với các trạm thủy lự khác và một số đề xuất giải pháp kĩ thuật trạm thủy lự khác và một số đề xuất giải pháp kĩ thuật