Đặt tiết lưu song song với độngcơ thủy lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa trạm GUP-100 tại giàn MSP4_ Mỏ Bạch Hổ (Trang 55 - 56)

Hình 2-28c là sơ đồ hệ thống truyền động thủy lực có tiết lưu đặt song song với động cơ thuỷ lực. Chất lỏng từ bơm 1 sẽ chảy theo hai đường:

- Bơm 1, cơ cấu phân phối 2, xilanh lực 3. - Bơm 1, tiết lưu 1, thùng chứa.

Vận tốc di chuyển của piston phụ thuộc sự phối hợp của tiết lưu khi tiết lưu đồng hoàn toàn, tất cả các chất lỏng từ bơm 1 được đẩy vào xilanh lực. Khi đó vận tốc piston là lớn nhất. Khi mở tiết lưu, từ bơm, chất lỏng không được dồn hết vào xilanh lực mà có một phận thoát qua tiết lưu chảy về thùng chứa. Vì vậy nếu điều chỉnh cửa lưu thông của tiết lưu, chúng ta sẽ điều chỉnh được vận tốc chuyển động của bộ phận chấp hành.

Để điều chỉnh có hiệu quả vận tốc chuyển động của bộ phận chấp hành thì van an toàn trong hệ thống này phải đóng vai trò của chống đỡ (nghĩa là nó chỉ mở ra khi hệ thống có quá tải). Bởi lẽ đó, áp suất của tiết lưu pt' trong khoang trái xilanh lực p1 và khoang phải p2 thay đổi theo sự thay đổi tải trọng T đặt trên piston. Điều đó cũng có nghĩa là lưu lượng chất lỏng qua tiết lưu vào xilanh lực cũng bị thay đổi. Vậy sơ đồ này cũng bảo đảm cho vận tốc bộ phận chấp hành không đổi khi thay đổi tải trọng. Hơn nữa trong trường hợp này, việc điều chính khó chính xác hơn hai trường hợp trên vì sự rò rỉ chất lỏng trong bơm phụ thuộc vào phụ tải.

Những việc điều chỉnh trong hệ thống này kinh tế so với hai hệ thống trên bởi vì khi đặt tiết lưu song song với động cơ thủy lực, lưu lượng của bơm phụ thuộc lực T đặt lên piston.

Cuối cùng chúng ta nhận xét chung rằng nếu không có cơ cấu phụ, việc điều chỉnh vận tốc của bộ phận chấp hành bằng việc tiết lưu không thể đảm bảo vận tốc không đổi khi tải trọng thay đổi.

Nếu trong hệ thống ta thay tiết lưu bằng bộ điều tốc thì nhờ sự phối hợp của nó, vận tốc chuyền động của bộ phận chấp hành sẽ không phụ thuộc vào sự thay đổi của tải trọng.

Việc giữ cho vận tốc chuyển động của bộ phận chấp hành ổn định và không phụ thuộc vào sự thay đổi của phụ tải có 1 ý nghĩa rất lớn trong thực tế. Ví dụ nếu dùng động cơ piston để đẩy vào cắt (trong máy cắt kim loại) thì việc ổn định vận tốc dao cắt có ảnh hưởng rất lớn đến độ bóng bề mặt và độ chính xác của chi tiết piston.

Phương pháp thuỷ lực để ổn định vận tốc của bộ phận chấp hành đạt tới độ ổn định cao hơn so với phương pháp cơ khí.

Để ổn định vận tốc của bộ phận chấp hành, có thể mắc bộ điều tốc vào hệ thống thủy lực theo ba cách sau: ở lối vào, ở lối ra và song song với động cơ thủy lực.

Ở trên, đã giới thiệu bộ điều tốc, dưới đây sẽ không nhắc tới kết của của nó nữa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa trạm GUP-100 tại giàn MSP4_ Mỏ Bạch Hổ (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w