Thao tác thử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa trạm GUP-100 tại giàn MSP4_ Mỏ Bạch Hổ (Trang 76 - 79)

* Thử hệ thống chạy ở trạng thái không tự động

- Mở tủ điện đóng attomat hai pha cho biến áp 380 v / 220 và attomat 3 pha để cấp điện cho thiết bị điện – lúc này đèn hiển thị màu đỏ báo hiệu hệ thống sẵn sàng hoạt động .

- Gạt công tắc điện ở vị trí STOP sang vị trí MANUAL, đèn hiển thị màu xanh sáng lên, động cơ hoạt động lai bơm, áp suất của hệ thống tăng dần đến P l.v = 100 bar.

Chú ý: Động cơ chạy khoảng một lúc sau đó tắt động cơ và kiểm tra lại mức dầu

trong bình. Đổ thêm dầu vào (vì dầu còn phải điền đầy đường ống), bình tích năng thủy lực. Lặp lại quy trình này cho đến khi P = 100 bar mà mức dầu ở trong mức đo dầu là đủ.

- Điều khiển tất cả các van phân phối điều khiển 16 nhiều lần để dầu đến điền đầy các đường ống tới các van thủy lực trên đường dập giếng. Đóng mở nhiều lần các van bảo vệ đồng hố để xả khí trong các đồng hồ.

- Tắt động cơ bằng công tắc ba vị trí. Gạt công tắc chính từ vị trí MANUAL về vị trí STOP.

- Xả dầu có áp của hệ thống qua van xả bình tích 01, khi P=0, đóng van lại kết thtúc quá trình thử.

* Thử hệ thống chạy ở trạng thái tự động

- Gạt công tắc điện từ vị trí STOP sang vị trí AUTO, đèn hiện thị màu vàng sáng lên, độngcơ hoạt động lai. Bơm làm việc để áp suất trong hệ thống tăng dần đến giới hạn

hồ nhả ra, qua tác động của các rơ le trung gian, động cơ bị ngắt điện, bơm ngừng hoạt động. Áp suất của hệ thống được duy trì bởi hai bình tích năng.

- Gạt tay điều khiển của các van phân phối điều khiển 16, tương ứng với xi lanh thử đóng mở cho đến khi áp suất hệ thống giảm xuống đến giới hạn áp xuất dưới Pmin = 60 bar ở đồng hồ áp suất có tiếp điểm điện. Tiếp điểm điện của đồng hồ đóng lại, qua tác động của các rơ le trung gian, động cơ được đóng điện trở lại, bơm tiếp tục hoạt động, đến giớI hạn áp suất đặt P max = 80 bar. Tiếp điểm điện của đồng hồ lại nhả ra, qua tác động của các rơ le trung gian, động cơ bị ngắt điện, bơm ngừng làm việc. Chu trình này sẽ được lặp đi lặp lại tùy theo nhu cầu đóng mở giếng nhiều hay ít và độ kín của hệ thống.

Chú ý: Trong khi tiến hành thao tác đóng mở van điều khiển ta đếm số lần đóng

mở xi lanh thử trong quá trình áp suất của hệ thống giảm từ P max = 80 bar đến Pmin = 60 bar, nhân số lần đó với thể tích xác định của xi lanh ta xác định được lượng dầu hoạt động của bình tích năng.

- Tắt động cơ bằng công tắc ba vị trí. Gạt công tắc chính từ vị trí AUTO về vị trí STOP;

- Xả dầu có áp của hệ thống qua van xả bình tích 01 cho đến khi P= 0. Đóng van lại, kết thúc quá trình thử.

* Kiểm tra độ tin cậy và độ kín của hệ thống

- Lặp laị quá trình thử tự động, sau khi P = P max = 80 bar để nguyên và theo dõi thời gian giảm áp suất của hệ thống từ P = P max = 80 bar đến P = P min = 60 bar. Thời gian này có thể sẽ rất dài nếu hệ thống đảm bảo độ kín tốt. Ta có thể thử bằng cách sau:

- Đóng van đóng mở bình tích để cho dầu từ bình tích không cấp cho hệ thống. Chạy bơm ở chế độ MANUAL, điều khiển van an toàn cho đến khi P = 120 bar. Tắt bơm. Theo dõi thời gian giảm áp suất trên đồng hồ có tiếp điểm điện để đánh giá độ kín của hệ thống vì lúc này bất cứ một sự dò rỉ dù rất nhỏ sẽ dẫn ngay đến sự tụt áp của đồng hồ.

3.3.2. Lắp đặt và kiểm tra thử nghiệm trạm GUP-100 trên giàn

- Tiến hành lắp đặt trạm thủy lục GUP – 100 như khi lắp đặt và thử nghiệm chúng ở trên bờ. Chỉ có một số lưu ý như sau: Các đầu chờ của trạm GUP-100 mới được lắp với các đầu chờ của hệ thống cũ bằng các cút nối nhanh của đường ống Φ14. Các van

cầu Φ10 trên giàn điều khiển đều để ở vị trí đóng (tay gạt nằm ngang), Sau khi hoàn thành chế độ chạy không tự động sẽ mở tất cả các van.

- Khi nối đường ống Φ25 giữa nguồn thủy lực và giàn điều khiển phải chú ý lắp đúng các đường ống có áp lực và đường hồi nếu lắp không đúng sẽ gây hỏng các phớt làm kín dẫn đến làm hỏng hệ thống.

- Trường hợp cần sửa chữa nhỏ, ta chỉ cần đóng các van cầu Φ10 trước các van điều khiển. Khi sửa chữa lớn ta đóng các van cầu Φ25 giữa ngồn thủy lực và cụm điều khiển hoặc đóng, xả các van shut – off ở các bình tích năng.

- Trong quá trình vận hành, luôn để trạm thủy lực GUP-100 ở chế độ AUTO.

Chú ý: Phải luôn chú ý đến mức dầu làm việc, tuỳ theo mức độ làm việc của hệ thống phải chạy bộ lọc tại đường hồi. Đặc biệt phải luôn kiểm tra mức dầu và sự rò rỉ của trạm thủy lực.

3.4. Vận hành

3.4.1. Vận hành bình thường trạm thủy lực GUP-100 3.4.1.1. Công tác chuẩn bị 3.4.1.1. Công tác chuẩn bị

+ Kiểm tra vị trí các van:

- Các van cầu (10), (15), van cầu Ф20 ở 02 cụm safety & shut off block phải ở vị trí mở.

- Các van cầu (09), van cầu Ф10 (van xả bình tích áp) ở 02 cụm safety & shut off block phải ở vị trí đóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các van cầu Ф10 trên “Hệ thống các van phân phối điều khiển” phải ở vị trí mở. - Tay gạt các van điều khiển (16) ở vị trí trung gian (thẳng đứng) nhằm cách ly đường cấp nhớt cao áp và cơ cấu chấp hành (van dập giếng).

+ Kiểm tra mức dầu thủy lực trong thùng chứa (14), đảm bảo dầu thủy lực nằm trong giới hạn mức báo .

+ Kiểm tra áp suất khí ở bình tích áp (01). Nếu áp suất khí ở bình tích nhỏ hơn 20 at thì phải nạp lại bằng khí nitơ (Pmax=54 Bar).

+ Kiểm tra vị trí đặt dãy áp suất trên đồng hồ tiếp điểm điện (60-80 Bar).

+ Kiểm tra sự cấp điện cho trạm thủy lực bằng cách quan sát đèn hiển thị màu đỏ POWER trên bảng điều khiển.

+ Kiểm tra tình trạng các van dập giếng ở block 1, 2. Đảm bảo an toàn cho hệ thống công nghệ khi van dập giếng đóng hoặc mở.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa trạm GUP-100 tại giàn MSP4_ Mỏ Bạch Hổ (Trang 76 - 79)