Một số dịch vụ của KLS còn hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh như

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (Trang 77 - 79)

tư vấn chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tu vấn quản trị doanh nghiệp, hoạt động đại lý phát hành và bảo lãnh phát hành.

2.2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế.

Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh còn một số hạn chế đã nêu, nguyên nhân của những hạn chế đó là:

- Quá trình đầu tư chỉ chú trọng vào việc đáp ứng những yêu cầu trước mắt, hiện tại mà chưa có kế hoạch chiến lược phát triển lâu dài. Hầu hết các dự án, kế hoạch đầu tư của công ty khi thực hiện đều đem lại hiệu quả ngay tức thì chưa có những dự án mà có thể hiện nay chưa phát huy hiệu quả, nhưng trong tương lai sẽ đem lại hiệu quả to lớn cho công ty.

- Hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS chưa thực sự bài bản, xem nhẹ khâu chuẩn bị đầu tư lẽ ra phải bao gồm các bước cụ thể, rõ ràng đó là: nghiên cứu cơ hội đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, và thẩm định.

- Nguồn nhân lực nói riêng cho công tác lập kế hoạch đầu tư còn chưa cao, dẫn đến hậu quả là hiệu quả đầu tư chưa ổn định. Công ty hiện nay chưa có nhân viên thực sự chuyên làm việc lập kế hoạch đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, giám sát đầu tư.

- Công ty chưa chú trọng cho hoạt động đầu tư. Do hiện nay công ty quá chú trọng vào kinh doanh mà chưa quan tâm đúng mức tới việc đầu tư cho phát triển lâu dài. Điều này được thể hiện là KLS chưa có phòng, ban nào chuyên đảm nhận về công việc đầu tư nhằm nâng cao sức cạnh tranh mà chỉ lấy nhân lực

từ các phòng chức năng nghiệp vụ để phục vụ cho những kế hoạch và triển khai kế hoạch mỗi khi có những dự án đầu tư.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CTCK KIM LONG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CTCK KIM LONG 3.1. Định hướng phát triển của công ty chứng khoán Kim Long

3.1.1 Triển vọng của TTCK Việt Nam đến năm 2015

Hiện nay TTCK Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho VNIndex đã có lúc rơi xuống đáy 240 điểm, theo nhiều chuyên gia có thể cuối năm 2009 khi mà các yếu tố vĩ mô ấm dần lên thì TTCK có thể sẽ phục hồi trở lại, tuy nhiên để có thể phục hồi như thời điểm trước khi có khủng hoảng tài chính toàn cầu thì còn phải mất nhiều thời gian nữa.

Tuy nhiên xét trong dài hạn thì TTCK Việt Nam rất có triển vọng bởi vì nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh, rất nhiều công ty lớn kể cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa niêm yết trên TTCK, còn rất nhiều nhà đầu tư là các cá nhân chưa vào cuộc. Hơn nữa, hiện nay Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới nên các cá nhân và tổ chức nước ngoài chắc chắn sẽ đầu tư vào TTCK Việt Nam nhiều hơn nữa.

Vì vậy nhìn dài hại, rất nhiều chuyên gia nhận định rằng TTCK Việt Nam là một kênh huy động vốn quan trọng cho các doanh nghiệp muốn huy động vốn phục vụ cho mục tiêu đầu tư mở rộng sản xuất, tái sản xuất, và là một kênh đầu tư có khả năng sinh lời rất cao cho các nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận. Vì thế các CTCK với vai trò như những mắt xíc nối nhà đầu tư và các doanh nghiệp với thị trường sẽ có cơ hội rất lớn để phát triển trong dài hạn.

3.1.2. Phân tích SWOT của KLS3.1.2.1. Strengths ( Điểm mạnh ) 3.1.2.1. Strengths ( Điểm mạnh )

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w