- 26/08/ 2008 Ủy ban chứng khoán nhà nước đã chính thức ban hành
a. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của KLS giai đoạn 2006-
KLS giai đoạn 2006-2008
* Thị phần
Thị phần là một chỉ tiêu phản ánh trực tiếp kết quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các CTCK. Nhìn chung sau 3 năm đi vào hoạt động thì thị phần của KLS đã gia tăng qua từng năm, điều này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.5: Thị phần môi giới của KLS giai đoạn 2006-2008
Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước
Bảng 10 cho thấy nếu như năm 2006 do mới đi vào hoạt động nên thị phần của KLS trong lĩnh vực môi giới chỉ là 0.02 % so với toàn thị trường thì sang năm 2007 con số này đã tăng lên nhanh chóng là 0,88 %, và tiếp tục tăng lên 0.92 % trong năm 2008 cho dù năm 2008 công ty bị thua lỗ song đây là năm tất cả các công ty chứng khoán đều gặp khó khăn vì thế thị phần của KLS vẫn tăng so với năm 2008. Nhìn vào số thị phần tính trên vốn đầu tư của KLS giai đoạn 2006-2008 ta có thể thấy có dấu hiệu tích cực đối với sự phát triển của công ty, khi mà năm 2008 dù vốn đầu tư đã giảm so với năm 2007 là 13.64 tỷ đồng song thị phần trong lĩnh vực môi giới của KLS lại tăng lên 0.04 % đây là một dấu hiệu rất đáng mừng cho thấy hoạt động đầu tư của KLS đã phần nào đem lại hiệu quả và hiệu quả đó được tăng từ năm 2006 tới năm 2008.
Tuy nhiên thị phần của KLS vẫn còn rất hạn chế so với các CTCK hàng đầu khác. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, tính đến hết quý II/2008, thị phần môi giới của các CTCK tuy vẫn tập trung mạnh ở các công ty
lớn, mặc dù đang có sự dịch chuyển dần sang các CTCK mới hoạt động. Cụ thể, 3 công ty là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS), Công ty Chứng khoán Ngân hàng Á châu (ACBS) và Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) hiện chiếm gần 55% thị phần. Trong đó, VCBS chiếm khoảng 22%, ACBS xấp xỉ 22% và SSI chiếm 10,92% thị phần; tiếp theo là nhóm Công ty Chứng khoán Bảo Việt với 3,7% thị phần; Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC) nắm 4,82% thị phần.... Nhóm công ty mới hoạt động gồm Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) nắm 1%, Công ty Chứng khoán Kim Long (KLS) chỉ nắm 0,92% thị phần. Điều này còn thể hiện qua số doanh nghiệp lớn niêm yết tại Sở GDCK TP.HCM và TTGDCKHN được KLS tư vấn còn quá ít, tiêu biểu chỉ có hồ sơ của Công ty Cổ phần Sông Đà 2, Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Kinh Bắc, Công ty Cổ phần Traphaco, Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 (Vinaconex 5).
* Lợi nhuận sau thuế
KLS bắt đầu hoạt động vào năm 2006 chính vì vậy mà lợi nhuận của KLS năm 2006 rất khiêm tốn chỉ có 4.46 tỷ đồng, một con số rất nhỏ so với các công ty cùng ngành khác
Bảng 2.6: Lợi nhuận của KLS giai đoạn 2006-2008
Đơn vị : VNĐ
TT Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1
Doanh thu về hoạt động
kinh doanh 6.354.729.646 193.897.632.871 302.016.814.924 2
Chi phí hoạt động kinh
doanh chứng khoán 1.289.595.519 64.364.851.613 642.423.888.535 3 Tổng lợi nhuận gộp 5.065.134.127 129.532.781.258 -340,407,073,611 4 Chi phí quản lý doanh 606,292,009 3,514,135,368 7,263,111,020
nghiệp 5
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chứng khoán
4,458,842,11