Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (Trang 42 - 45)

- 26/08/ 2008 Ủy ban chứng khoán nhà nước đã chính thức ban hành

b. Dịch vụ tư vấn khác

2.2.1.1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực luôn là một trong những điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào. Một trong những vấn đề mấu chốt luôn được quan tâm hàng đầu của các công ty chứng khoán chính là vấn đề nhân lực, đã có những lúc trên TTCK các CTCK đua nhau tuyển nhân lực, dùng các biện pháp để lôi kéo nhân lực của nhau, khiến cho nghề chứng khoán trở thành nghề cực hấp dẫn đối với các bạn sinh viên muốn tìm việc làm. Trước xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh luôn được coi trọng, như vậy đồng nghĩa với việc công ty cần có một nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm ngày càng lớn, không chỉ đối với KLS mà đó còn là nỗi lo chung của các công ty chứng khoán hiện nay. Trước đây luật qui định các nhân viên làm trong các công

ty chứng khoán phải có đủ ba chứng chỉ hành nghề, và hiện nay luật đã nâng số chứng chỉ hành nghề bắt buộc này lên từ bốn đến bảy chứng chỉ hành nghề. Không những vậy luật pháp cũng qui định mỗi nghiệp vụ kinh doanh phải có ba nhân viên đã được cấp chứng chỉ hành nghề, không bao gồm giám đốc. Đây vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với các công ty chứng khoán. KLS ra đời vào năm 2006, khá muộn so với các công ty chứng khoán khác, và để có thể phát triển được như hiện nay là nhờ một phần rất lớn của đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty. KLS luôn luôn xác định đầu tư vào nguồn nhân lực là đầu tư một cách đúng đắn nhất cho sự phát triển lâu dài và bền vững đối với công ty.

Biểu đồ 2.2 : Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh vào nguồn nhân lực của KLS giai đoạn 2006-2008

Nguồn: Tổng hợp từ các thuyết minh báo cáo tài chính của KLS giai đoạn 2006-2008 trên trang web của TTGDCKHN

Biểu đồ 2.1 cho ta thấy rằng cùng với sự phát triển của công ty thì vốn đầu tư vào nguồn nhân lực của KLS qua các năm không ngừng gia tăng. Năm 2006 khi mới thành lập vốn đầu tư cho nguồn nhân lực là 0.76 tỷ đồng, năm 2007 vốn đầu tư này đã tăng lên 1.86 tỷ đồng, và năm 2008 tăng lên 1.97 tỷ đồng. Năm 2006, do mới thành lập qui mô vốn còn hạn hẹp nên KLS chỉ có thể đầu tư 0.76 tỷ đồng vào nguồn nhân lực, tuy nhiên sang các năm 2007, 2008 qui mô vốn công ty đã phát triển cộng thêm lợi nhuận để lại do kinh doanh có hiệu quả KLS đã tăng số vốn đầu tư vào nguồn nhân lực lên một cách đáng kể 1.86 và 1.97 tỷ đồng. Số tiền đầu tư vào nguồn nhân lực qua các năm được thực hiện vào các nội dung chính: tuyển dụng, đào tạo nhân viên, các chi phí liên quan đến việc chăm lo cho đời sống nhân viên, chi phí thưởng cho nhân viên nhằm làm tăng mối gắn kết của nhân viên với công ty cũng như làm tăng tinh thần làm việc, khả năng cống hiến của các nhân viên lên một cách tốt nhất. Do luật qui định các nhân viên làm việc trong các công ty chứng khoán phải có đủ từ bốn đến bảy chứng chỉ hành nghề nên KLS đã cử các nhân viên chưa có đủ số chứng chỉ hành nghề cần thiết đi học với chi phí công ty sẽ tài trợ. Thêm vào đó các ngày nghỉ lễ công ty luôn tổ chức các cuộc hội thảo và tham quan cho nhân viên có cơ hội tăng sự đoàn kết gắn bó vì sự phát triển chung của công ty. Năm 2007 và năm 2008 nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho KLS, số vốn đầu tư vào nguồn nhân lực đã tăng lên 1.86 và 1.97 tỷ đồng, công ty đã tuyển thêm nhiều nhân viên mới với trình độ chuyên môn cao đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, chứng khoán trong nước và nước ngoài. Cũng trong hai năm này công ty đã ứng dụng nhiều phần mềm mới hiện đại, sử dụng rất phức tạp vì vậy công ty đã cử các nhân viên làm việc trực tiếp liên quan đến các phần mềm này đi đào tạo tại nước ngoài.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w