BÁO CÁO MÔ HÌNH SẢN XUẤT TRỒNG RAU NHÚT TRONG MÙA NƯỚC NỔ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi ppt (Trang 117 - 122)

- Nên chọn tôm giống đồng kích cỡ (cỡ giống từ P15) để làm tăng tì lệ sống

BÁO CÁO MÔ HÌNH SẢN XUẤT TRỒNG RAU NHÚT TRONG MÙA NƯỚC NỔ

2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1 Thông tin về đặc điểm nông hộ

BÁO CÁO MÔ HÌNH SẢN XUẤT TRỒNG RAU NHÚT TRONG MÙA NƯỚC NỔ

TRONG MÙA NƯỚC NỔI

Kính thưa: Lãnh đạo Hội nghị, quý đại biểu và quý vị khách quí

Tôi tên: Trần Minh Hùng sinh năm 1965, cư ngụ: xã Tân Hòa

- Phú Tân - An Giang

Nhân khẩu: 4 người

Nghề nghiệp chính: Làm mướn.

Trước đây gia đình tôi thuộc diện nghèo, làm mướn quanh năm cuộc sống thiếu thốn và thường xuyên nhận trợ cấp của các tổ chức cứu trợ, không đủ khả năng cho con đi học.

Năm 2002 tôi được người anh cho mượn 2 công đất trầm thủy, đầu tiên tôi trồng ấu thấy hiệu quả không cao, không cải thiện được đời sống gia đình. Từ đó tôi mới suy nghĩ phải kiếm một loại cây gì đó để trồng và có hiệu quả hơn và tôi thấy rau nhút là loại để trồng, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp lại bán được giá, dễ tiêu thụ ở các chợ nông thôn, tôi mạnh dạn chuyển sang trồng rau nhút.

Thông qua các lớp huấn luyện và học hỏi kinh nghiệm của các người trồng xung quanh từ khâu vệ sinh, vô nước, chăm sóc, thu hoạch.

Lượng phân bón cho 1 công 3 kg Ure + 2 kg DAP ngâm ra nước xịt vào thân: Sau 15 ngày thu hoạch đợt đầu tiên và lần lượt 7 ngày cắt 1 cử. Ngoài ra, còn lưu ý nếu thấy rau già thì đạp gốc rau xuống cho ngang mặt cho nước và bổ sung phân bón lá để 10 ngày thu hoạch lại đợt đầu.

Vì vậy, với diện tích trên tôi thu hoạch mỗi tháng 4 đợt, mỗi đợt 360 kg bán với giá 1.200 đ/kg thu được 432.000 đ. Sau khi trừ chi phí còn lại 350.000 đ. Bình quân mỗi tháng 1.400.000, một năm thu hoạch được 8 tháng tương đương với số tiền 11.200.000 đ.

Hàng năm mỗi khi lũ về còn tận dụng diện tích này để nuôi khoảng 3.000 con cá lóc trong mùng và dùng lưới cước bao xung quanh, xây hom dùng mồi để nhử cá tự nhiên vào. Trong 1 vụ thu hoạch từ cá nuôi và cá thiên nhiên được khoảng 15 triệu đồng.

Như vậy với nuôi trồng kết hợp, mỗi năm thu nhập được khoảng 26 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí còn bỏ ống được 10 triệu đồng.

Từ khi trồng rau nhút đến nay, nămn 2003 tôi sửa chữa lại căn nhà, thay cột tre bằng cột bạch đàn, mái lợp tol ước tính khoảng 11 triệu đồng, mua được 1 Tivi màu để xem thời sự và xem chương trình khuyến nông từ đó bổ sung thêm kiến thức còn hạn chế của mình. Ngoài ra, hàng năm còn chỗ hỗ trợ cho gia đình người anh khoản tiền mướn đất là 500.000 đ, lo cho con được đi học đầy đủ và nhất là gia đình đã thoát nghèo. Hiện cũng có khoảng 10 hộ xung quanh làm theo tôi.

Từ nguồn vốn tích lũy năm 2002-2004 được 20 triệu, tôi sử dụng 15 triệu để có thêm 3 công đất, nâng diện tích trồng lên 5 công, có thể tin chắc rằng kết quả bội thu mùa nước nổi năm nay đang đế gần và hứa hiện đây là một mộ hình sản xuất bền vững trong thời gian tới.

Kính thưa quý vị đại biểu

Trở ngại trong thực tế sản xuất luôn luôn xảy ra như khâu chăm sóc, năng suất chưa được như mong muốn và nhất là tiêu thụ chưa được ổn định. Đây cũng là trăn trở trong sản xuất mùa nước nổi luôn gặp phải. Rất mong sự góp ý của các đại biểu để làm bài học cho việc thực hiện ngày càng tốt hơn.

Tân Hòa, ngày 26 tháng 7 năm 2005

Người viết

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA MÙA NƯỚC NỔI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở AN GIANG

7

1.1. Các khái niệm cơ bản 7

1.2. Lợi thế của mùa nước nổi trong phát triển kinh tế - xã hội 14 1.3. Hạn chế của mùa nước nổi đối với phát triển kinh tế - xã hội 19

Chương 2:PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG MÙA NƯỚC NỔI Ở AN GIANG - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

25

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của An Giang 25 2.2. Những kết quả bước đầu trong thực hiện chủ trương chủ động chung

sống trong mùa nước nổi ở An Giang

33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. Nguyên nhân thành công 45

2.4. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi

46

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở AN GIANG TRONG MÙA NƯỚC NỔI

60

3.2. Những giải pháp chủ yếu để giải quyết những vấn đề được đặt ra cho phát triển kinh tế, xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi

63

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 89

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng Trang

1.1 Các nhóm đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long 18 1.2 Quá trình tháo chua, rửa phèn cho đất nhiễm phèn trong

mùa nước nổi

19

1.3 Thiệt hại trong mùa nước ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2000

21

2.1 Hiện trạng nuôi trồng và khai thác thủy sản năm 2000 - 2004 ở An Giang

27

2.2 Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn và cơ cấu kinh tế 29 2.3 So sánh mực nước và một số chỉ tiêu thiệt hại cơ bản trong

mùa nước nổi ở An Giang

34

2.4 Kết quả phát triển sản xuất trong mùa nước nổi tại An Giang 37 2.5 Giá trị sản xuất của ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản

trong mùa nước nổi ở An Giang

2.6 Số hộ và lao động tham gia sản xuất trong mùa nước nổi 42 2.7 Giá trị hỗ trợ cho hộ nghèo loại A tham gia sản xuất trong mùa

nước nổi

42

2.8 So sánh thiệt hại và giá trị sản xuất trong mùa nước nổi ở An Giang

47 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.9 Tác động của các loại đê bao đến một số hoạt động thời vụ chính

49

2.10 So sánh năng suất và chi phí sản xuất lúa vụ 3 50 2.11 So sánh hiệu quả trồng lúa vụ 3 và trồng màu trong mùa nước

nổi năm 2004

58

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu biểu đồ

Tên biểu đồ Trang

2.1 So sánh giá trị sản xuất trong mùa nước nổi với giá trị sản xuất hai vụ chính và toàn ngành nông nghiệp

38

2.2 So sánh giá trị tăng thêm trong mùa nước nổi với giá trị tăng thêm 2 vụ chính và toàn ngành nông nghiệp

38

2.3 So sánh giá trị sản xuất ngành thủy sản trong mùa nước nổi với giá trị sản xuất toàn ngành thủy sản

39

thủy sản trong mùa nước nổi

2.5 So sánh giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và giá trị thiệt hại trong mùa nước nổi

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi ppt (Trang 117 - 122)