NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CHỦ ĐỘNG CHUNG SỐNG TRONG MÙA NƯỚC NỔI Ở AN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi ppt (Trang 35 - 37)

TRƯƠNG CHỦ ĐỘNG CHUNG SỐNG TRONG MÙA NƯỚC NỔI Ở AN GIANG

Trước hiện trạng ảnh hưởng của lũ, trên cơ sở những định hướng quy hoạch lũ, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ đã ban hành một hệ thống chính sách đồng bộ cho chương trình chung sống với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có các quyết định quan trọng, có tác động thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Mục tiêu chính của các chính sách này là nhằm đảm bảo an toàn tính mạng nhân dân, bảo vệ tài sản, ổn định đời sống, phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các chính sách đồng bộ trên nhằm từng bước xây dựng hoàn thiện một chương trình kiểm soát lũ ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long theo hướng khai thác tiềm năng giàu có của vùng đất này.

Các chương trình trên đã phát huy tác động tích cực, có tác động to lớn đến ổn định đời sống nhân dân, tác động toàn diện cơ sở hạ tầng - giao thông - thủy lợi, từ đó tác động tích cực đến kinh tế - xã hội vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả vùng châu thổ sông Cửu Long nói chung.

Có thể nhận định tổng thể sau 5 năm 1996 - 2000 thực hiện Quyết định 99/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bức tranh đồng bằng sông Cửu Long đã thay đổi to lớn, toàn diện cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, cảnh quan môi trường [8, tr. 11].

Đối với An Giang, các công trình của Trung ương và các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh đã có tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế - xã

hội, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa nước nổi... hay nói cách khác, các công trình trên đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc giảm thiểu những thiệt hại trong mùa nước nổi hàng năm.

Bảng 2.3: So sánh mực nước và một số chỉ tiêu thiệt hại cơ bản trong mùa nước nổi ở An Giang

Năm 1996 2000 2001 2002 2003 2004

1. Mực nước (tại Tân Châu)

4,86 5,06 4,78 4,82 4,06 4,41

2. Tổng thiệt hại (tỷ đồng) 338 842 172 79 4 10,3

3. Học sinh nghỉ học 188.422 130.758 34.179 8000 Không không 4. Số người chết/trẻ em 35/32 134/94 135/104 54/50 6/6 19/15 5. Nhà ngập, di dời... 120.808 167.650 33.471 22.130 616 2.624

Nguồn: [20], [63], [64], [65], [66], [67].

Từ bảng trên ta nhận thấy: Nếu bỏ qua trận lũ lịch sử năm 2000 (lớn nhất trong hơn 70 năm qua ở đồng bằng sông Cửu Long) thì với mực nước tương đương năm 1996 (mực nước năm 1996 được lấy làm chuẩn để tính toán cao trình của các công trình xây dựng phục vụ cho chung sống với lũ ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long), tổng thiệt hại trong mùa nước nổi của năm 2001 và 2002 thấp hơn nhiều lần so với năm 1996 (riêng năm 2003 là năm nước về muộn và thấp hơn mức trung bình các năm nên thiệt hai là không đáng kể). Một số chỉ tiêu qua trọng như: nhà di dời, bị ngập càng giảm, tính "an cư" trong đời sống cư dân dần được thể hiện rõ; học sinh phải nghỉ học trong mùa nước nổi ngày càng giảm và từ 2003 không có học sinh phải nghỉ học trong mùa nước nổi...

Điều này cho ta thấy rằng: với mức nước tương đương với mức nước năm 1996, thiệt hại trong mùa nước nổi từ sau năm 2000 đến nay ở An Giang đã giảm dần, đây là tiền đề cần thiết cho việc hoạch định một chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội trong mùa nước nổi, là một bước tổng kết thực tiển nhằm khai thác tối đa lợi thế của hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông nông thôn và các công trình cơ sở hạ tầng khác cũng như các lợi thế tự nhiên của mùa nước nổi vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình khai thác lợi thế mùa nước nổi của cư dân từ tự phát lên tự giác theo quy hoạch và sự hỗ trợ có định hướng của Nhà nước.

Từ những kết quả trên và từ thực tiễn của địa phương, ngày 14/10/2002, Ban cán sự Đảng - Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã xây dựng đề án 31/ĐA.BCS về "Phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân trong mùa nước nổi" nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện, bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh nhà, thúc đẩy, định hướng, quy hoạch và đầu tư hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm cho việc chủ động chung sống trong mùa nước nổi của nhân từ tự phát lên tự giác có định hướng, quản lý của nhà nước, xóa bỏ tâm lý bi quan, những ám ảnh tiêu cực do những thiệt hại vật chất và sinh mạng trong mùa nước nổi. Đề án được xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu:

Trong mùa nước nổi (mức nước dưới 5 m tại Tân Châu) sống và sinh hoạt bình thường, an toàn; phát triển ngành nghề sản xuất để có thu nhập và thu nhập cao; phát huy các loại hình sinh hoạt văn hóa trong mùa nước... làm nổi bật nét văn hóa và làm phong phú thêm nếp sống văn minh ở một miền sông nước [3, tr. 4].

Với một hệ thống các chính sách đồng bộ như: xây dựng các cụm tuyến dân cư, phân loại hộ nghèo để có từng chính sách hỗ trợ thích hợp, cấp phát xuồng cho hộ nghèo loại A, cho vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, đào tạo nghề... Qua 3 năm thực hiện đề án 31, phát triển kinh tế - xã hội trong mùa nước nổi ở An Giang đã đạt được những kết quả cụ thể sau:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi ppt (Trang 35 - 37)