nhân dân trong mùa nước nổi
Xây dựng đời sống văn hóa xã hội là một nhân tố quan trọng không kém việc phát triển kinh tế nhằm hướng đến mục tiêu "phát triển văn hóa đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo người dân có cơ hội thụ hưởng và chia sẻ thành quả của sự phát triển". Vì thế, chúng ta cần phải duy trì, nâng chất các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho nhân dân trong mùa nước nổi để người dân có được những hoạt động giải trí sau thời gian làm việc mệt nhọc. Các hoạt động này vừa phù hợp với điều kiện chung sống trong mùa nước nổi vừa phải mang đậm chất văn minh sông nước của cư dân đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng.
Để làm được điều này, cần phải:
Một là, tổ chức các hoạt động thể thao phù hợp với hình thức sinh sống của
người dân, vừa là hoạt động vui chơi giải trí vừa là điều kiện để người dân rèn luyện thêm kỹ năng sống an toàn trong mùa nước nổi như: thi chống xuồng, đua xuồng hai dầm, thi bơi trên đồng... Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, lễ hội trong mùa nước nổi như: đờn ca tài tử, hát với nhau, ngày hội đua bò Bảy Núi, ngày hội văn hóa thể thao mừng Quốc khánh, thi thuyền hoa trên sông...
Hai là, từng bước đầu tư xây dựng các cơ sở văn hóa xã hội trong các cụm,
tuyến dân cư theo hướng xã hội hóa: Nhà nước giao đất, cá nhân có điều kiện đầu tư và khai thác trong một thời gian nhất định, sau đó giao lại cho Nhà nước sử dụng; hay Nhà nước lo diện tích, nhân dân đóng góp xây dựng...
Ba là, xã hội hóa các hoạt động văn hóa lễ hội theo hướng du lịch văn hóa
mùa nước nổi như: du lịch sinh thái rừng tràm ngập nước Trà Sư, Tân Tuyến; du lịch ẩm thực mùa nước nổi trên sông đến chợ trái cây nổi Long Xuyên, làng bè Châu Đốc; du lịch di tích lịch sử văn hóa kết hợp leo núi, dã ngoại ở núi Sam, núi Cấm, đồi Tức Dụp... du lịch bằng du thuyền đi Hà Tiên, Campuchia kết hợp mua sắm tại các chợ cửa khẩu...
KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế - xã hội trong mùa nước nổi ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa to lớn mang tính thực tiễn cao trong quá trình thực hiện chủ trương chung sống trong mùa lũ. Tuy nhiên đây là một vấn đề mới, còn khá phức tạp cả về lý luận lẫn trong thực tiễn. Trong quá trình triển khai thực hiện tuy còn nhiều bất cập nhưng hiệu quả của chương trình đã bắt đầu lan tỏa ra các tỉnh lân cận, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp mới đây cũng đã ban hành một đề án tương tự có tên là "Khai thác lợi thế mùa nước để phát triển nông nghiệp". Sau khái niệm "chung sống với lũ", "chung sống trong mùa nước nổi", người dân đã và đang mong muốn có một "mùa nước đẹp" hàng năm để khai thác, thoát nghèo và làm giàu.
Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu, đánh giá và tổng kết bước đầu vấn đề trên.
1- Phát triển kinh tế - xã hội trong mùa nước nổi là một chủ trương kịp thời và đúng đắn không chỉ nhằm phát huy hiệu quả của các công trình kiểm soát lũ trong đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản nhân dân, cơ sở hạ tầng của xã hội mà còn có tác động định hướng quá trình khai thác lợi thế mùa nước nổi nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo của nhân dân từ tự phát lên tự giác dưới sự quản lý của Nhà nước.
2- Phân tích đánh giá toàn diện các yếu tố chính có tác động đến quá trình "an cư, lạc nghiệp" của nhân dân trong mùa nước nổi giúp ta khẳng định: mùa nước nổi đã và đang trở thành mùa sản xuất hàng năm, tạo giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm đáng kể; đánh giá được thực trạng quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong mùa nước nổi và các nhân tố tác động đến nó.
3- Phát triển kinh tế - xã hội trong mùa nước nổi ở An Giang còn tồn tại các vấn đề lớn là: chỉ mới dừng lại ở tác động xóa đói giảm nghèo; cụm tuyến dân cư
xây dựng thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội; hệ thống đê bao triệt để phát triển tự phát, cục bộ phá vỡ quy hoạch kiểm soát lũ; cơ cấu cây trồng còn nặng về cây lúa nêu hiệu quả sản xuất chưa cao.
4- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi trên cơ sở phát huy hiệu quả những công trình kiểm soát lũ đã đầu tư kết hợp với khai thác lợi thế mùa nước nổi nên những giải pháp được đề ra trong luận văn là những giải pháp mà bản thân An Giang có thể tự thân vận động giải quyết trên cơ sở chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn không đề cập đến yếu tố kỹ thuật cũng như chất lượng của các công trình xây dựng để thuận tiện trong nghiên cứu.
Chung sống với lũ nói chung và phát triển kinh tế - xã hội trong mùa nước nổi ở An Giang nói riêng là một vấn đề cần sớm được nghiên cứu tổng kết trên phạm vi toàn vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long nói chung để có những đánh giá khách quan hơn, khoa học hơn làm cơ sở cho việc tham mưu với Đảng, Nhà nước những cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy sự khai thác lợi thế của mùa nước nổi vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình chung sống với lũ.