Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi ppt (Trang 32 - 34)

Đầu tư xây dựng phát triển không ngừng gia tăng, ước thực hiện năm 2003 đạt 7.410 tỷ đồng, trong đó huy động vốn trong lỉnh trên 63%. Đầu tư xây dựng cơ bản được tỉnh quan tâm là trong thủy lợi, giao thông nông thôn, điện, các công trình

phúc lợi khác. Quan điểm chung là xây dựng hệ thống thủy lợi, thoát lũ kết hợp phát triển giao thông và xây dựng nông thôn tạo điều kiện cho nhân dân chung sống an toàn trong mùa nước nổi . Phương thức đầu tư là vốn ngân sách và có chính sách huy động vốn nhàn rỗi trong dân, Nhà nước và nhân dân cùng làm. Giai đoạn 1990 - 2004 đã tôn cao, mở rộng đường lộ nông thôn với chiều dài 2.002 km, trong đó: nhựa hóa 600 km, bê tông hóa 400 km, xây mới và nâng cấp 891 cầu giao thông nông thôn... tạo điều kiện cho ôtô đến được trung tâm xã, thuận lợi cho giao lưu trong xã hội (nhân dân đóng góp khoảng 77% tổng kinh phí, tương đương 1.208 tỷ đồng).

Hệ thống điện, nước nông thôn cũng được chú trọng đầu tư, tiêu chí đánh giá là tỷ lệ hộ được thụ hưởng. Đến nay, 95% hộ được sử dụng lưới điện quốc gia; 80% hộ được dùng nước sạch (không tính các hộ vào sinh sống trong các cụm, tuyến dân cư chưa được xây dựng đồng bộ).

Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện Quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ tại An Giang đã đạt kết quả như sau:

Tính đến 10/12/2004 An Giang đã triển khai xây dựng 177/178 cụm, tuyến dân cư và đã hoàn thành được 159 cụm, tuyến.

Cho vay vốn tôn nền nhà vượt lũ và làm nhà sàn cho 97.000 hộ với số tiền 465 tỷ đồng.

Nâng cấp 2.631 km đường giao thông đạt cao trình đỉnh lũ Tân Châu 5m, trong đó có 2.382 km đường giao thông nông thôn.

Đến tháng 10/2002 đã xây dựng được 3.369 phòng học, 10 trung tâm có cao trình vượt mức nước 5,0 m tại Tân Châu. Dự kiến đến cuối năm 2005 sẽ xây mới thêm 1.500 phòng học, đảm bảo việc học tập bình thường trong mùa nước nổi cho học sinh.

Hệ thống cơ sở hạ tầng trên đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, trong việc giảm thiểu những thiệt hại về người và của trong mùa nước nổi

như: đảm bảo giao thông nông thôn thông suốt trong mùa nước nổi; các điểm trường không ngập nước và không có học sinh phải nghỉ học trong mùa nước nổi (nếu mùa nước nổi năm 2000 có 462 điểm trường bị ngập, 130.758 học sinh phải nghỉ học thì từ mùa nước nổi năm 2003 đến nay, chỉ có 38 điểm trường bị ngập sân và không có học sinh phải nghỉ học); việc chung sống trong mùa nước nổi của người dân ngày càng trở nên an toàn hơn (nếu mùa nước nổi năm 2000 có 14.817 hộ phải di dời tránh lũ, 134 người chết thì đến năm 2004 chỉ có 1.989 hộ phải di dời và chỉ có 16 người chết)… Đây chính là một trong những yếu tố quyết định đảm bảo sinh hoạt bình thường và chung sống an toàn của nhân dân trong mùa nước nổi, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội trong mùa nước nổi ở An Giang.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi ppt (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)