2.1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi và những chính sách hỗ trợ mô hình lúa - tôm lúa - tôm
Xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn có điều kiện tự nhiên thuận lợi (pH đất > 6.4, pH nước ổn định quanh năm từ 7-7.5), diện tích đất canh tác/hộ lớn và nguồn
Formatted: Bullets and Numbering
thức ăn tự nhiên dồi dào (ốc bươu vàng, cá, đậu nành, khoai mì, dừa, lúa, gạo) phù hợp cho việc thực hiện mô hình lúa - tôm. Hơn nữa, từ khi có quyết định về khuyến khích ưu đãi phát triển nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa (năm 2001) và nhiều chủ trương chính sách khác của tỉnh nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tập trung giúp vốn sản xuất (được vay vốn ưu đãi: 40-45 triệu đồng/ha với lãi suất thấp), hỗ trợ khoa học - kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh,... diện tích lúa - nuôi tôm càng xanh trong xã Phú Thuận tăng nhanh; từ 3 ha (năm 2000) lên 80 ha (2001), 131 ha (2002), 185 ha (2003) và 322 ha (2004) (Phòng Xây dựng và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn, 2003).
2.2. Đặc điểm nông hộ
Bảng 1: Đặc điểm nông hộ nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa mùa lũ năm 2004, tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn
Diễn giải Tối thiểu Tối đa Trung
bình
Độ lệch chuẩn
Nhân khẩu trong hộ 3 8 5,10 1,25
Tuổi chủ hộ 29 73 49,85 13,57
Trình độ học vấn chủ hộ 2 12 6,45 2,87
Số người tuổi dưới 12 0 4 0,65 1,09
Số người tuổi từ 12 đến 18 0 2 0,50 0,76
Số người tuổi từ 18 đến 60 2 6 3,40 1,27
Số người trên 60 tuổi 0 2 0,55 0,89
Số trẻ em chưa học, người khuyết
tật 0 2 0,40 0,59
Số người có trình độ cấp 1 0 7 2,10 1,89
Số người có trình độ cấp 2 0 5 1,45 1,28
Số người có trình độ cao đẳng,
ĐH 0 1 0,25 0,44
Số máy cày, máy xới (cái) 0 1 0,15 0,37
Số máy suốt (cái) 0 1 0,20 0,41
Số bình xịt (cái) 0 2 1,30 0,57
Số xuồng (chiếc) 0 3 1,35 0,88
Số máy bơm (máy) 1 6 2,90 1,29
Số tivi (cái) 0 2 1,00 0,56
Số radio (cái) 0 1 0,50 0,51
Số video (cái) 0 1 0,50 0,51
Số xe Honda (chiếc) 0 2 1,05 0,69
Số xe đạp (chiếc) 0 3 1,05 1,00
Số quạt nước (cái) 0 1 0,30 0,47
Số máy đo chất lượng nước (cái) 0 1 0,10 0,31
Lưới kéo 0 1 0,35 0,49
Số lượng máy khác (cái) 0 2 0,20 0,52
Kết quả phân tích ở bảng 1 cho thấy chủ hộ nuôi tôm có độ tuổi trung bình là 49,8 tuổi và trình độ học vấn trung bình lớp 6. Nhân khẩu trong hộ trung bình 5 người, trong đó số người ở độ tuổi lao động (18 đến 60 tuổi) là 3,4 người. Phương tiện để phục vụ nuôi tôm như xuồng bình quân 1,35 chiếc/hộ, máy bơm 3 cái/hộ và trung bình mỗi hộ đều có một chiếc xe honda để đi lại. Tuy nhiên, các hộ nuôi tôm còn thiếu các dụng cụ để kiểm tra nước và quạt nước trong ruộng nuôi; trung bình máy đo chất lượng nước 0,1 cái/hộ và quạt nước là 0,3 cái/hộ.
2.3. Thời vụ và qui mô sản xuất trong nông hộ
Tôm càng xanh được thả vào ruộng sau vụ lúa Đông xuân (khoảng tháng 4- 5 Dương lịch) và thu hoạch trong tháng 10-11 dương lịch (Bảng 2). Giống tôm post
được bắt từ Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản tỉnh, Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ và các trại giống trong huyện. Nguồn thức ăn cho tôm được tự chế từ cua, ốc, cá tạp và thức ăn công nghiệp (chưa được sử dụng phổ biến). Qui mô diện tích nuôi bình quân 1,74 ha/hộ (thấp nhất là 0,5 và cao nhất 4 ha/hộ).
Bảng 2. Đặc điểm và kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa mùa lũ năm 2004, tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn
STT Diễn giải Trung bình
1 Diện tích nuôi/hộ (ha) 1,79 (1,13)
2 Mật độ thả (con/m2) 14,8 (3,49)
3 Mùa vụ thả nuôi Tháng 4-5 đến tháng 10-11
4 Năng suất (tấn/ha) 1,40 (0,54)
5 Giá bán (1000 đ/kg) 73,0 (12,0)
Số trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn.
Mật độ thả tôm của nông dân hiện tại rất cao (khoảng 14,8 3,49 con/m2) nhưng cỡ tôm lúc thu hoạch nhỏ nên giá bán bình quân thấp (73.000 đồng/kg). Năng suất tôm nuôi biến động rất lớn giữa các hộ nuôi (khoảng 0,4 đến 2,4 tấn/ha) trung bình 1,4 tấn/ha/vụ. Năng suất tôm trong kết quả khảo sát này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Phan Hồng Cương (2002) với tỉ lệ sống đạt từ 37-57% (1,02-1,25 tấn/ha/vụ). Kết quả phân tích tương quan còn cho thấy năng suất tôm có tương quan với mật độ nuôi. Điều này cho thấy với tỉ lệ sống của tôm thấp nên người dân phải thả mật độ cao để bù vào khoảng hao hụt nhằm duy trì năng suất tôm. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả khảo sát của Nguyễn Thanh Phương (2004) là tỉ lệ sống của tôm càng xanh trong ruộng lúa ở An Giang thấp khoảng 32,7 12%.
2.4. Hiệu quả sản xuất
Kết quả phân tích cho thấy có khoảng 55% số hộ nuôi tôm có lời, còn lại là lỗ vốn (Bảng 3) và tỷ lệ này cao hơn so với kết quả khảo sát của phòng Xây dựng và Phát triển nông thôn huyện (2003). Tổng chi phí đầu tư cho mô hình nuôi tôm rất cao (khoảng 44,3 28,2 triệu đồng/ha/vụ), nhưng lợi nhuận của mô hình thấp (22
36 triệu đồng/ha) nên hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp (0,5 1,84). Điều này cho thấy nuôi tôm trên ruộng lúa rủi ro khá cao có lẽ còn tùy thuộc nhiều vào kỹ thuật nuôi của nông dân. Trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình nuôi tôm như: mật độ tôm nuôi cao, thức ăn và cách quản lý môi trường nuôi chưa tốt nên tôm kém phát triển hoặc tỷ lệ sống thấp và chi phí đầu tư thức ăn cao. Theo kết quả nghiên cứu của Phan Hồng Cương (2002) thì nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ sống của tôm thấp là do thiếu giống nên nông dân phải thả giống nhiều lần giống không đồng nhất. Cũng theo tác giả thì nuôi tôm bằng thức ăn tươi sống (cua, ốc) cho kết quả sinh trưởng tốt nhưng ruộng nuôi tích tụ nhiều chất hữu cơ ở nền đáy dẫn đến hàm lượng dinh dưỡng như đạm N-NH4, PO4
3-
, COD, H2S trong nước tăng tương đối cao sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của tôm. Do đó, cần có những giải pháp kỹ thuật có thể cải thiện để nâng cao hiệu quả của mô hình như: cải thiện thức ăn tự chế và phương pháp cho ăn để từng bước kết hợp với thức ăn công nghiệp, giảm hệ số thức ăn, giảm ô nhiễm môi trường nước từ đó giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, cần điều chỉnh mật độ nuôi hợp lý và quản lý môi trường nuôi tốt hơn nhằm nâng tỉ lệ sống và năng suất tôm nuôi
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa mùa lũ 2004, tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn
(Đơn vị tính: triệu đồng/ha/vụ)
Diễn giải Trung bình (n=20) Độ lệch chuẩn Tổng chi (A) 44.330 28.192 1. Nạo vét và vệ sinh ao 2.000 2.779
2. Máy, liều trại, vải bạc, sàn ăn 1.051 1.433 3. Chi phí vật tư 37.785 34.829 3. Chi phí vật tư 37.785 34.829 -Vôi 843 676 -Phân bón 34 94 -Dây thuốc cá 247 396 -Thuốc trị bệnh tôm 1.371 1.754
-Chi phí các loại thuốc khác 562 1.016
-Chi phí giống 8.386 5.932 -Chi phí thức ăn 24.701 23.112 -Bơm nước 1.642 1.847 4. Chi phí dịch vụ 278 550 -Điện thấp sáng 65 164 -Điện thoại 8 35 -Nước đá 18 35
-Đi lai và vận chuyển 187 316