Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết trong nhân dân về cách thức chung sống an toàn, lối sống mới lố

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi ppt (Trang 67 - 75)

hiểu biết trong nhân dân về cách thức chung sống an toàn, lối sống mới - lối sống bán đô thị ở các cụm, tuyến dân cư trong mùa nước nổi

Chuyển từ môi trường sinh sống quen thuộc vào sinh sống trong các cụm, tuyến dân cư với lối sống bán đô thị buộc người dân phải từng bước thích nghi với lối sống mới. Đây không phải là một vấn đề dễ dàng vì những thói quen đó đã ăn sâu vào lối sống của người dân như: chất thải sinh hoạt vứt bừa bãi xuống sông, kênh rạch, xung quanh nơi cư trú; thói quen sử dụng nước uống không đun sôi... Bên cạnh đó, do chủ quan, thiếu ý thức nên tuy là những cư dân sinh sống trên sông nước nhưng năm nào cũng có người chết đuối nhất là trẻ em.

Vì thế, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân để chung sống an toàn trong mùa nước nổi để giảm thiểu những tai nạn, thiệt hại đáng tiếc về tính

mạng con người, cũng như nhận thức lối sống bán đô thị dần đến đô thị trong các cụm tuyến dân cư vượt lũ là một điều cần thiết để xây dựng những đô thị nông thôn an toàn, văn minh, hiện đại.

Để làm được điều đó, cần phải:

Một là, phát huy hiệu quả truyền thông của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc chuyển tải đến nhân dân cách thức chung sống an toàn trong mùa nước nổi như: các biện pháp bảo vệ tính mạng cho mình và mọi người trong gia đình nhất là trẻ em; cách lắng, lọc nước để có được nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh; cách thức phòng chống các bệnh thường gặp trong mùa nước nổi (sốt xuất huyết, tiêu chảy, dịch tả)...

Hướng dẫn người dân bỏ những thói quen xấu, làm quen với cuộc sống văn minh trong đô thị nông thôn như: không vứt rác bừa bãi, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường ở cụm, tuyến dân cư, nơi đang sinh sống; cách cư xử hay văn hóa ứng xử trong khu vực dân cư đông đúc; cách phòng chống với các loại hình tệ nạn xã hội có khả năng phát sinh...

Thông tin kịp thời đến nhân dân các hoạt động phát triển sản xuất, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; tuyên dương những gương điển hình thoát nghèo và làm giàu trong mùa nước nổi; phối hợp với các ngành liên quan nhanh chóng giới thiệu và hướng dẫn các mô hình sản xuất mới, có hiệu quả trong mùa nước nổi cho nhân dân...

Hai là, triển khai thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức và hành vi

cho các thành viên trong cộng đồng nhất là phụ nữ, học sinh (thông qua các buổi học chuyên đề trong nhà trường) về lợi ích của sử dụng nước sạch, của việc uống nước đun sôi, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bản thân và gia đình, kiến thức phòng chống các bệnh lây truyền trong mùa nước nổi, ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng...; vận động và mở các lớp dạy bơi cho trẻ em trong mùa nước nổi; trang bị áo phao cho các phương tiện chuyên chở học sinh đi học trong mùa nước nổi; phát huy tính tích cực của các điểm giữ trẻ trong mùa nước nổi cũng như vận động nhân dân

đưa trẻ vào các điểm giữ trẻ khi đi làm việc xa nhằm đảm bảo an toàn sinh mạng trẻ em trong mùa nước nổi...

Ba là, xây dựng và cụ thể hóa nội dung tuyên truyền, vận động trên vào các

tiêu chí của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư từng bước hình thành các tiêu chuẩn để xây dựng các cụm, tuyến dân cư văn hóa mang đậm sắc thái riêng của người dân vùng sông nước.

Bốn là, phát huy vai trò dân vận của khối vận cơ sở trong vận động nhân dân tham gia thực hiện các chủ trương trên. Từng thành viên của khối vận phải đưa vào chương trình hoạt động thường xuyên các nội dung tuyên truyền gắn với chỉ tiêu cụ thể cho thành viên của đoàn thể mình thực hiện.

3.2.2. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cụm, tuyến dân cư theo phương châm "có trọng tâm, đồng bộ về quy hoạch cơ sở hạ tầng thiết yếu" châm "có trọng tâm, đồng bộ về quy hoạch cơ sở hạ tầng thiết yếu"

Theo tinh thần Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì các cụm, tuyến dân cư được xây dựng phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau: an toàn và vượt lũ, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân; gắn với các điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nhằm từng bước nâng cao đời sống của nhân dân nhất là nông dân nghèo vùng nông thôn; hình thành các khu đô thị nông thôn và lối sống đô thị cho nông dân nông thôn.

Để thực hiện được mục tiêu đó, bên cạnh việc các cụm tuyến dân cư được xây dựng phù hợp với quy hoạch kiểm soát lũ, đảm bảo cao trình vượt lũ ở mức nước dưới 5,11 m (tại Tân Châu) và tránh sạt lở trong mùa lũ, các cụm, tuyến dân cư cần phải đáp một số điều kiện thiết yếu sau:

Một là, địa điểm bố trí cụm, tuyến dân cư phải gắn với các hoạt động kinh

tế, khả năng tiếp nhận, phong tục tập quán, thói quen sinh sống và trình độ của người dân… để hình thành những cụm, tuyến dân cư với những cộng đồng dân cư phù hợp.

Hai là, phải đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân như: hệ thống điện phải được xây dựng đảm bảo cung ứng điện đến tận hộ dân cư; hệ thống cấp nước, thoát nước, vệ sinh công cộng; hệ thống đường giao thông nội bộ cụm, tuyến và nối cụm, tuyến với bên ngoài.

Ba là, phải có quy hoạch đất và nhà ở thỏa mãn một số điều kiện nhất định

như: phù hợp với phong tục tập quán, thói quen sinh sống của nông dân nông thôn; phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị nông thôn; và quan trọng hơn hết là phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân.

Bốn là, phải xây dựng hay bố trí quy hoạch các công trình văn hóa xã hội thiết yếu như: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, sân chơi thể thao, hệ thống công viên nội bộ (hay tối thiểu cũng là hệ thống cây xanh)… hay nói cách khác là cụm, tuyến dân cư phải gắn liền với một quy hoạch phát triển văn hóa xã hội nhất định.

Thế nhưng hiện nay, một bộ phận không ít các cụm, tuyến dân cư, có quy hoạch bất cập, không đồng bộ về cơ sở hạ tầng… đây cũng chính là một những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ dân vào sinh sống trong các cụm dân cư còn thấp (đã phân tích ở mục 2.4.3).

Vì thế, trong thời gian tới, các cụm tuyến dân cư không nên đầu tư theo kiểu dàn trải, chạy theo số lượng mà cần phải được đầu tư xây dựng theo hướng "có trọng tâm, đồng bộ về quy hoạch cơ sở hạ tầng thiết yếu". Cần phải coi trọng chất lượng công trình hơn là chạy theo số lượng để giải quyết yêu cầu cấp bách trước mắt là đưa dân vào sống tại các cụm dân cư. Điều này đồng nghĩa với việc một cụm, tuyến dân cư khi được gọi là hoàn thành thì phải đảm bảo được các yêu cầu nêu trên hay tối thiểu cũng phải có: điện, đường giao thông, cấp nước, thoát nước. Người dân vốn đã quen sống trong mùa nước nổi hàng năm nên họ cũng có thể chờ đợi thêm một thời gian (có thể là thêm một mùa nước nổi) để được vào sinh sống trong các cụm, tuyến dân cư có đủ các tiện ích cơ bản sẽ tốt hơn là "bắt" họ vào sinh sống trong những cụm, tuyến dân cư thiếu thốn các tiện ích cơ bản như hiện nay.

Một là, tiến hành khảo sát và đánh giá một cách toàn diện về thực trạng các cụm tuyến dân cư trên địa bàn theo các tiêu chí cơ bản như: chất lượng thi công công trình; cơ sở hạ tầng thiết yếu điện, đường, cấp nước, thoát nước; chất lượng thi công nhà ở và nhà vệ sinh bán trả chậm cho dân, thực tế lượng dân vào sinh sống... để tiến hành đánh giá chất lượng các cụm, tuyến dân cư hiện nay.

Đồng thời, tiến hành điều tra hay lấy ý kiến nhân dân, những người đã, đang và sẽ vào sinh sống trong các cụm, tuyến dân cư đó về nhu cầu và những nguyện vọng của họ khi vào sinh sống trong các cụm, tuyến dân cư. Từ đó, xác định được những yêu cầu cơ bản của người dân khi vào sinh sống trong các cụm, tuyến dân cư, nguyên nhân tại sao người dân không chịu vào sinh sống trong các cụm, tuyến dân cư.

Việc làm trên có thể tốn kém chi phí nhưng nó có thể giúp cho việc xây dựng cụm, tuyến dân cư trở nên thiết thực hơn đối với quyền và lợi ích chính đáng của những cư dân tương lai trong các đô thị nông thôn này.

Hai là, trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát, xây dựng các tiêu chí tối thiểu để xác định một cụm, tuyến dân cư được gọi là xây dựng hoàn thành, từ đó, tiến hành xắp xếp thứ tự ưu tiên các cụm, tuyến dân cư cần hoàn thành đồng bộ, xác lập các chủ trương đầu tư, xây dựng kế hoạch và điều tiết vốn đầu tư... để chọn trọng tâm, trọng điểm đầu tư. Trong các tiêu chí sắp xếp, tiêu chí nhu cầu vào sinh sống của cư dân hay khả năng dân vào ở chiếm tối thiểu là 60% (theo quy định của Nhà nước, 30% số nền trong cụm, tuyến dân cư được bán với giá cao hơn cho những người không thuộc diện được xét duyệt vào sinh sống trong các cụm, tuyến dân cư nhưng có nhu cầu vào sản xuất kinh doanh tại các cụm, tuyến dân cư) được ưu tiên hàng đầu. Kiên quyết chỉ đưa dân vào sinh sống trong các cụm, tuyến dân cư được xây dựng hoàn thành theo đúng nghĩa (ít nhất là phải có nước sinh hoạt, nhà vệ sinh tự hoại và giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt).

Các cụm, tuyến dân cư được xây dựng hoàn thành theo đúng nghĩa, đảm bảo được các tiện ích cơ bản cho đời sống của nhân dân thì mới thực sự trở thành là

những đô thị nông thôn đúng nghĩa, và việc được vào sinh sống trong những đô thị đó sẽ là niềm mong ước, hạnh phúc của nông dân nhất là dân nghèo và người dân sẽ tự nguyện vào sinh sống trong các cụm, tuyến dân cư như thế với niềm tin là cuộc sống sẽ tốt hơn, ý nghĩa đích thực của việc xây dựng các cụm, tuyến dân cư đạt hiệu quả cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba là, quy hoạch đô thị nông thôn trên các cụm, tuyến dân cư vượt lũ theo

hướng phát triển những đô thị sinh thái. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng văn minh sông nước, tập quán sinh sống của người dân gắn liền với thiên nhiên, vườn ruộng. Bên cạnh đó, người dân sinh sống trong các đô thị nông thôn phần lớn là nông dân, dân nghèo kiếm sống chủ yếu dựa vào các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp. Vì thế nơi sinh sống của họ cần phải có một diện tích nhất định để có thể dung nạp được những hoạt động thông thường của nhà nông.

Như đã phân tích ở trên (mục 2.4.3) nền nhà trong các cụm, tuyến dân cư hiện nay thường có diện tích từ 80 m2 đến 120 m2, diện tích nhà do các công ty xây dựng để bán trả chậm cho dân khoảng 32 m2 (4m x 8m), nhà xây theo dạng liên kế, chỉ có mái và cột chính, không phù hợp với tập quán sống, yếu tố nghề nghiệp của cư dân, không thể hiện được đặc trưng văn hóa của cư dân vùng sông nước, không phù hợp với xu thế phát triển đô thị nông thôn.

Đô thị nông thôn khác cơ bản với các đô thị ở các thành phố ở điểm cơ bản là đô thị nông thôn gắn liền với môi trường sinh thái sinh thái và hoạt động lao động sản xuất chứ không như đô thị ở các trung tâm là gắn liền với kinh tế và dịch vụ (một số nhà khoa học khi nghiên cứu cụm, tuyến dân cư vượt lũ thường dùng khái niệm đô thị sinh thái để phân biệt các đô thị nông thôn sẽ hình thành trên các cụm, tuyến dân cư với các dạng đô thị ở trung tâm thị tứ) nên theo ý kiến các nhà khoa học thì không nên chọn phương án xây dựng nhà theo kiểu hình hộp như cách đang làm hiện nay trên các cụm, tuyến dân cư mà nên chọn quy hoạch nền và nhà theo kiểu nhà vườn là thích hợp nhất vì điều này phù hợp với lối sống, tập quán và văn hóa miệt vườn của cư dân Nam Bộ.

Vì thế, cần phải quy hoạch chi tiết kiến trúc các cụm, tuyến dân cư theo hướng đô thị sinh thái, với kiểu kiến trúc có không gian xanh trong đô thị, diện tích nền nhà đủ rộng để có thể bố trí theo kiểu nhà vườn, quy hoạch phải được tính trong dài hạn với thời gian tối thiểu là 10 - 15 năm. Dự kiến đất thổ cư nông thôn cho hộ nông nghiệp từ 250 - 350 m2, trong các khu gần trung tâm từ 150 - 200 m2. Tỉnh nên có điều chỉnh hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh lại chính sách vay vốn mua nền và nhà trả chậm theo hướng tăng định mức cho vay theo giá của diện tích nền dự kiến, lãi suất thấp nhất, tăng thời gian vay lên từ 20 - 25 năm thay vì 5 năm như hiện nay.

Ta có thể làm một bài tính đơn giản như sau: một nền nhà có diện tích 80 m2 trong cụm, tuyến dân cư được bán với giá 10 triệu đồng, lãi suất bằng không (0%), trả trong 10 năm, bắt đầu trả từ năm thứ 6 (tương đương 60 tháng). Như vậy, bình quân mỗi tháng hộ gia đình phải trả 166.667 đồng tiền mua nền, một số tiền không nhỏ đối với thu nhập của các hộ nghèo (không muốn nói là khả năng trả nợ là rất khó). Nếu quy hoạch nền nhà trong cụm, tuyến dân cư có diện tích là 240 m2, với các điều kiện tương ứng như trên thì giá bán sẽ là 30 triệu đồng, trả trong 25 năm, bắt đầu trả từ năm thứ 6 (tương đương 240 tháng), bình quân mỗi tháng hộ gia đình phải trả 125.000 đồng, khả năng trả nợ của hộ nghèo và khả năng thu hồi vốn của Nhà nước sẽ cao hơn.

Như thế, sẽ có cơ hội để người dân lựa chọn nơi sinh sống và cũng tăng thêm cơ hội thu hồi vốn vay của Nhà nước. Điều khó khăn lớn nhất là nguồn vốn để thực hiện, thiết nghĩ ngân sách nhà nước không thể đáp ứng đủ kinh phí cho nhu cầu trên mà phải đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức xây dựng thông qua việc xã hội hóa, lồng ghép với các dự án, chương trình, đổi đất lấy hạ tầng...

Bốn là, tiến hành đấu thầu các mẫu thiết kế nhà ở thay thế kiểu nhà đang xây dựng hiện tại để làm phong phú thêm kiến trúc trong các khu dân cư và để cho người dân có nhiều cơ hội lựa chọn. Các mẫu thiết kế phải được tham khảo ý kiến nhân dân (trong thiết kế cũng như trong đấu thầu), phù hợp điều kiện kinh tế của

người dân... Mỗi mẫu thiết kế được chọn có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau để có nhiều mức giá khác nhau cho người dân chọn lựa. Tránh tình trạng xây dựng nhà cùng một kiểu thiết kế, cùng một diện tích, cùng một chất liệu xây dựng, cùng một mức giá... và "bắt" người dân phải nhận khi mua nhà trả chậm, làm cho các cụm, tuyến dân cư khi nhìn vào sẽ thấy rất đơn điệu, nghèo nàn về kiến trúc và giống như "doanh trại quân đội".

Năm là, tạo cơ chế chính sách ưu đãi để người dân nhất là người nghèo có

thêm điều kiện thuận lợi tiếp cận với những tiện ích của cuộc sống đô thị nhất là người nghèo. Các chi phí cần thiết ban đầu cho cuộc sống đô thị như: lắp đặt đồng hồ điện, đồng hồ nước, xây nhà vệ sinh tự hoại… là những khoản chi khá lớn mà phần lớn hộ nghèo không thể và không có khả năng chi trả. Vì thế Nhà nước cần

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi ppt (Trang 67 - 75)