Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi ppt (Trang 30 - 31)

Từ một tỉnh thuần nông, cơ cấu kinh tế của An Giang đã dần chuyển đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng khu vực I ngày càng giảm, tỷ trọng của khu vực II và III ngày càng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 1985 - 2004 là 11,7%. Khu vực I từ 53,6% (năm 1995) giảm xuống còn 41,6% (năm 2000) và 37,9% (2004), dự kiến giảm còn 35,2% vào 2005; khu vực II từ 11% (năm 2000) tăng lên 12% (2004), dự kiến năm 2005 tăng lên 12,4%; khu vực III từ 34,7% (năm 1995) tăng lên 47,3% (năm 2000) và 50,1% (2004), dự kiến tăng lên 52,4% vào 2005. Trong khu vực I, từ cơ cấu độc canh cây lúa đã chuyển sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp tổng hợp như: lúa - màu - lúa, lúa - màu - màu, lúa - cá, lúa - cá (tôm) chân ruộng... làm tăng hiệu quả sử dụng đất.

Bảng 2.2: Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn và cơ cấu kinh tế

Năm 2000 2001 2001 2003 2004 1. GDP trên địa bàn (triệu đồng) 9.472.151 10.069.233 11.778.830 13.233.906 15.603.802 - Khu vực I 3.937.257 4.016.145 4.695.797 5.151.532 5.913.355 - Khu vực II 1.057.920 1.230.773 1.475.638 1.647.296 1.896.763 - Khu vực III 4.476.974 4.822.315 5.670.395 6.435.078 7.820.684 2. Cơ cấu (%) - Khu vực I 41,6 39,9 39,9 38,9 37,9 - Khu vực II 11,2 12,2 12,5 12,4 12,0 - Khu vực III 47,3 47,9 47,6 48,6 50,1

3. Bình quân đầu người (1.000đ/người)

4.560 4.796 5.533 6.165 7.190

Nguồn: [20].

Về xuất nhập khẩu, năm 2004 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 260 triệu USD, dự kiến năm 2005 đạt khoảng 300 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt 120 USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là thủy sản (48%), gạo (36%), còn lại là các ngành hàng khác. An Giang đã có quan hệ mua bán với gần 60 quốc gia, chất lượng các mặt hàng xuất khẩu càng được nâng cao và đã tạo được uy tín trên thị trường thế giới.

Thương mại được mở rộng từ thành thị đến nông thôn, từ trong nước ra ngoài nước, cơ sở hạ tầng thương mại được đầu tư phát triển nhất là các chợ ở trung tâm thị trấn, các chợ biên giới, cửa khẩu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2004 đạt 12.651 tỷ đồng.

Ngành du lịch đã đầu tư mở rộng và xây dựng mới nhiều điểm du lịch gắn kết chặt với những cảnh quan thiên nhiên nhiên và những di tích văn hóa lịch sử, thu hút trên 2 triệu lượt khách mỗi năm, mang lại doanh thu khoảng 70.450 tỷ đồng (năm 2004).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi ppt (Trang 30 - 31)