đồng bằng sông Cửu Long
Để đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng, tính mạng và tài sản của nhân dân vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ đã ban hành hệ thống chính sách đồng bộ cho sự phát triển của vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó có một số văn bản quan trọng sau:
Quyết định số 99/TTg ngày 09/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 đối với việc phát triển thủy lợi, giao thông và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Quyết định số 159/TTg ngày 14/3/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng các công trình cấp bách về thủy lợi, giao thông và xây dựng khu dân cư ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long năm 1997.
Quyết định số 144-1999/QĐ-TTg ngày 21/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch kiểm soát và sử dụng nước lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ nay đến năm 2010.
Quyết định số 1548/2001/QĐ-TTg ngày 15/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư tôn nền, vượt lũ để xây dựng các cụm tuyến dân cư vùng ngập sâu đồng bằng sông Cửu Long năm 2002.
Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 06/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001 - 2005.
Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg ngày 02/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho các hộ dân vùng ngập lũ mua trả chậm nền nhà và nhà ở trong các cụm dân cư.
Thông tư liên tịch số 72/TTLT-TC-XD-NHNN ngày 23/8/2002 giữa Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện chính sách cho các hộ dân vùng ngập lũ mua trả chậm nền nhà và nhà ở trong các cụm, tuyến dân cư vùng đồng bằng sông Cửu long.
Các văn bản trên thể hiện những quan điểm cơ bản cho việc chung sống với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long như sau:
Một là, thực hiện chiến lược chung sống với lũ ổn định, an toàn, phát triển,
trù phú, giàu có…; mọi hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, dịch vụ phải được diễn ra bình thường, liên tục trong suốt mùa lũ.
Hai là, các cụm, tuyến dân cư, các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu như:
trạm y tế, trường học, giao thông… phải được đầu tư xây dựng phù hợp với quy hoạch chung, không ảnh hưởng đến các công trình kiểm soát lũ được quy hoạch. Đảm bảo người dân vùng ngập lũ không phải di dời, nhân dân được khám chữa bệnh kịp thời, không có học sinh nghỉ học trong mùa lũ... từng bước có cuộc sống an toàn, ổn định và văn minh trong điều kiện thường xuyên có lũ hàng năm. Nói cách khác, cụm, tuyến dân cư phải thực sự trở thành những đô thị mới - những đô thị nông thôn, có những đặc điểm chung tương đồng với các loại hình đô thị khác nhưng vẫn có những sắc thái riêng, mang đậm dấu ấn của cư dân miền sông nước.
Ba là, thực hiện chiến lược kiểm soát lũ cho vùng ngập lũ theo hướng: chủ
động kiểm soát lũ cả năm đối với vùng ngập nông (có mức ngập dưới 1m); kiểm soát lũ theo thời gian cho vùng ngập sâu (có mức ngập trên 1 m) để đảm bảo cuộc
sống an toàn và ổn định cho nhân dân trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời tạo điều kiện tốt cho việc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông thôn, cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái. Cụ thể là: thực hiện việc kiểm soát lũ cả năm đối với vùng tây sông Hậu và vùng giữa sông Tiền và sông Hậu (trừ khu vực phía bắc kênh Vĩnh An); vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười xây dựng hệ thống kiểm soát lũ tràn để kiểm soát lũ bán thời gian.
3.1.2. Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và mục tiêu phát triển của An Giang trong thời kỳ 2006 - 2020