Những vấn đề xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi ppt (Trang 31 - 32)

Phong trào khai hoang, phục hóa, đổi mới chính sách trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp vốn giải quyết việc làm... đã giải quyết cho việc làm và tạo thu nhập cho hàng trăm ngàn lao động, hàng ngàn hộ vươn lên thoát nghèo. Mức sống của nhân dân được nâng lên, bình quân thu nhập trên đầu người đạt 500USD; số hộ nghèo từ 10,6% năm 1996 giảm còn 4,96% năm 2003 và 4,5% năm 2004 (20.430 hộ); nhà ở kiên cố và bán kiên cố chiếm 32%...

Mạng lưới y tế được quan tâm phát triển, hiện toàn tỉnh có 17 bệnh viện, 12 phòng khám đa khoa khu vực, 150 trạm y tế xã phường (đều có bác sĩ), tổng số

4.200 giường bệnh, đạt tỷ lệ 9,1 bác sĩ và 18,4 giường bệnh trên 10.000 dân, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 27,6%.

Năm 2000, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, năm 2003 hoàn thành chương trình xóa mù chữ, 45,33% xã, phường đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Hệ thống trường lớp ngày càng tăng nhanh về số lượng lẫn chất lượng. Năm học 2004 - 2005, toàn tỉnh hiện có 144 trường mẫu giáo với 1.192 lớp và có 35.989 học sinh; hệ phổ thông có 598 trường, 8.239 phòng học và có 375.302 học sinh. Tỉnh hiện có 3 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường dạy nghề và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Đặc biệt, trường Đại học An Giang được thành lập đã nhanh chóng phát triển, hòa nhập vào mặt bằng phát triển chung của khu vực, thực sự trở thành trung tâm đào tạo, cung cấp đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn cao cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.

Dân số An Giang là 2.049.000 người vào năm 1999, đến năm 2004 là 2.200.000 người, mật độ dân số khoảng 646 người/km2, dân số thành thị khoảng 26,6%. Có 4 dân tộc chủ yếu: người Kinh chiếm 91% dân số, Hoa 5%, Khơme 4,3% và Chăm khoảng 0,6%. Số người trong độ tuổi lao động so với dân cư khoảng 61%. Tốc độ tăng dân số ngày càng giảm, từ 2,1% năm 1990 giảm xuống còn 1,39% năm 2004.

Trình độ dân cư từng bước được nâng cao nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của khu vực và cả nước, lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng còn thấp, lao động có kỹ năng còn thiếu; lao động phần nhiều là thuần nông chưa quen với tác phong công nghiệp, chưa qua đào tạo... là những khó khăn lớn cho quá trình phát triển của tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi ppt (Trang 31 - 32)