3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM
4.2.3 Giảm thiể uô nhiễm môi trường không khí
Bụi và khí độc hại phát sinh chủ yếu do hoạt động của các phương tiện vận chuyển hành khách khi ra vào bến. Nguồn gây ô nhiễm này không có biện pháp khả thi để xử lý, tuy nhiên để hạn chế việc phát tán bụi và khí thải vào môi trường xung quanh thì Doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp sau:
- Đầu tư các phương tiện tưới nước để phun ẩm thường xuyên trên khu vực bến bãi và trên tuyến đường vận chuyển, hạn chế ảnh hưởng của bụi phát tán vào môi trường không khí. Tần suất tưới nước giảm bụi là 02 lần/ngày vào mùa mưa và 04 lần/ngày vào mùa khô. Do địa hình trên bến bãi đều được giải nhựa trên các tuyến đường hoặc bê tông hoá nên hiện tượng bụi bị cuốn theo khi các xe ra vào bến được hạn chế đi rất nhiều.
- Trồng cây xanh hai bên tuyến đường và xung quanh hàng rào của khu vực bến bãi nhằm hạn chế sự phát tán bụi và giảm sự ngột ngạt chỗ đông người.
- Thường xuyên nâng cấp, bảo trì bảo dưỡng các loại phương tiện vận chuyển, từ đó làm tăng hệ số sử dụng nhiện liệu của các phương tiện này, gián tiếp làm hạn chế lượng bụi và khí thải phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Tất cả các phương tiện vận chuyển đều phải định kỳ kiểm tra các bộ phận kỹ thuật liên quan đến việc thải khói nhằm hạn chế lượng khói thải từ nguồn di động ra môi trường xung quanh.
- Xe chở phải đúng với trọng tải quy định, sử dụng đúng nhiên liệu với thiết kế của động cơ và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về lưu thông.
- Xây dựng các tuyến đường vận tải phải đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật, tạo điều kiện cho các xe khách thuận tiện cho việc lưu thông tránh phải dừng phanh gấp, thay đổi hạn chế lượng khí thải, bụi…