3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM
2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn
* Điều kiện khí tượng
Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên năm 2008, nhìn chung khu vực phường Thịnh Đán nói riêng và khu vực thành phố Thái Nguyên nói chung chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và có lượng mưa khá phong phú, mang tính chất chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hướng gió chủ đạo Đông - Bắc, Bắc. Vào mùa này, thời tiết khô hanh, lạnh, ít mưa. Nhiệt độ tháng lạnh nhất có thể xuống đến 6oC. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, hướng gió chủ đạo Nam và Đông - Nam. Thời gian này thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ ngày nắng nóng có thể lên tới 41,5oC.
- Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí; đồng thời nó có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên”
hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh. Tại khu vực triển khai dự án nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là:
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm: 23,6oC + Nhiệt độ trung bình cao nhất: 28.9oC + Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 17oC
- Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí của dự án. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm.
Tại khu vực có:
+ Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí: 82% + Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất: 88% + Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất: 77%
- Lượng mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng, nó kéo theo các hạt bụi và hòa tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước.
Lượng mưa toàn khu vực được phân bố theo hai mùa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa, các trận mưa kéo dài từ 3 – 4 ngày, mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Ngày mưa cao nhất đạt 104,9 mm.
+ Số ngày có mưa khoảng : 150 – 160 ngày/năm. + Lượng mưa trung bình tháng: 167,1mm
+ Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất (tháng 7): 489mm + Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất (tháng 2):0,3mm
+ Lượng mưa trung bình năm: 1500-2500 mm
- Tốc độ gió và hướng gió
Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm trong không khí càng lan tỏa xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao chùm xuống mặt đất tại chân
các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất.
Tại khu vực này, trong năm có hai mùa chính, mùa đông gió có hướng Bắc và Đông - Bắc, mùa hè gió có hướng Nam và Đông – Nam.
+ Tốc độ gió cực tiểu trong năm: 0,3m/s + Tốc độ gió cực đại trong năm: 18m/s + Tốc độ gió trung bình năm : 1,9 m/s - Nắng và bức xạ
Bức xạ mặt trời và nắng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất ô nhiễm.
+ Số giờ nắng trong năm: 1.300 - 1.750 giờ/năm. + Số giờ nắng trong ngày: 4 - 5 giờ/ngày.
+ Bức xạ: Lượng bức xạ bình quân: 125,4 Kcal/cm2. * Điều kiện thủy văn
Với lượng mưa khá lớn, trung bình từ 1.500 - 2.500 mm/năm. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian. Khu vực thành phố Thái Nguyên có lượng mưa tập trung nhiều, chủ yếu tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (khoảng 87%). Trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm.
Khu đất xây dựng dự án Bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên, phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên thuộc vùng trung lưu sông Cầu, trong vùng còn có một mạng lưới các rạch nước, suối nhỏ (điển hình là suối Mỏ Bạch). Đặc biệt, khu vực này còn chịu ảnh hưởng của tiểu khí hậu Hồ Núi Cốc nên không khí mát mẻ và trong lành. Khu vực dự án nằm trong khu vực đất không bị ngập lụt, mặt bằng thoát nước tốt. Nguồn tiếp nhận nước thải của bến xe khi đi vào hoạt động là hệ thống thoát nước chung của thành phố Thái Nguyên.
* Các sông suối chính trong khu vực
- Sông Cầu là sông chính trong hệ thống sông Thái Bình (diện tích 3.478 km2, chiếm 47% toàn bộ diện tích hệ thống) với tổng chiều dài là 288 km. Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Vạn On (đỉnh cao 1.326 m), chảy qua Chợ Đồn, đi qua phía Tây Bạch Thông-Chợ Mới (Bắc Kạn), chảy về Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Yên Phong, Quế Võ (Bắc Ninh), Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng (Bắc Giang) và tới Phả Lại (Hải Dương). Sông Cầu chảy qua gần nhất khu vực dự án (cách 1,5km) ở
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên”
khu vực giáp gianh Đồng Bẩm, Linh Sơn, Huống Thượng. Lưu vực sông Cầu có môdun dòng chảy trung bình từ 22-24 l/s.km2. Dòng chảy năm dao động không nhiều, năm nhiều nước chỉ gấp 1,8-2,3 lần so với năm ít nước. Hệ số biến đổi dòng chảy khoảng 0,28. Dòng chảy của sông Cầu chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 9 hoặc tháng 10. Lượng dòng chảy mùa lũ không vượt quá 75% lượng nước cả năm. Tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng 8, chiếm 18-20% lượng dòng chảy cả năm. Tháng cạn nhất là tháng 1 hoặc tháng 2, lượng dòng chảy khoảng 1,6-2,5%. Sông Cầu là một nguồn nước có giá trị, giải quyết các nhu cầu cấp nước cho thành phố Thái Nguyên trước mắt và lâu dài. Sông còn là nơi tiếp nhận nước thải chủ yếu của thành phố Thái Nguyên cũng như của một số huyện trong tỉnh. Nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng của bến xe là sông Cầu nhưng không chịu sự chi phối trực tiếp của con sông này.
- Suối Mỏ Bạch là một nhánh nhỏ chảy ra sông Cầu, là con suối tiếp nhận nguồn nước thải của các phường Thịnh Đán, Quan Triều, xã Quyết Thắng...của thành phố Thái Nguyên. Suối Mỏ Bạch có chiều rộng trung bình 5-7m, lòng suối có độ dốc vừa phải, mực nước vào mùa khô từ 30 – 50cm, về mùa mưa lũ đạt tới 1 – 1,5m. Tốc độ dòng chảy trung bình 8,5m/phút, lưu lượng thông thường từ 0,4 đến 0,8m3/s. Suối Mỏ Bạch chủ yếu là nguồn tiếp nhận nước thải của khu vực và được sử dụng chủ yếu cho mục đích thủy lợi.