3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH
Việt Thái Nguyên”
Người dân sống xung quanh khu vực bến xe: Có khả năng chịu tác động do bụi, tiếng ồn, nước thải, khí thải độc hại và chất thải rắn trong giai đoạn thi công thực hiện dự án cũng như trong giai đoạn bến xe đi vào hoạt động.
- Môi trường khu vực xung quanh chịu các tác động tiêu cực bởi các nguồn khí độc hại và bụi do các phương tiện vận chuyển gây ra; khí thải, nước thải và chất thải rắn phát sinh trong quá trình bến xe đi vào hoạt động.
3.1.4.2. Các thành phần môi trường vật lý tại khu vực dự án
Môi trường không khí bị tác động do khí độc hại, bụi, tiếng ồn phát sinh do các hoạt động xây dựng dự án và khi dự án đi vào hoạt động.
- Môi trường nước bị tác động do nước thải, chất thải rắn của bến xe khi đi vào hoạt động.
- Môi trường đất bị tác động do chất thải rắn, nước thải của bến xe.
3.1.4.3. Môi trường kinh tế - xã hội khu vực dự án
* Tác động tích cực
- Xây dựng mới Bến xe Khách liên tỉnh Long Việt - Thái Nguyên phù hợp với quy hoạch tổng thể giao thông công chính thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Xây dựng Bến xe Khách Long Việt - Thái Nguyên với các tiện ích tốt nhất theo tiêu chuẩn Việt Nam và khu vực nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, tham quan du lịch của người dân.
- Xây dựng Bến xe với cấu trúc hiện đại, tạo điểm nhấn đô thị cho cảnh quan khu vực cửa ngõ phía Tây Bắc TP Thái Nguyên.
- Bên cạnh đó, khi dự án đi vào hoạt động sẽ là điều kiện tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
* Tác động tiêu cực
- Môi trường ô nhiễm làm tăng các nguy cơ về sức khoẻ liên quan đến môi trường do đó làm tăng các chi phí về dịch vụ chăm sóc khám chữa bệnh.
- Tăng các chi phí bảo dưỡng hệ thống đường xá, cầu cống...
- Gia tăng tệ nạn xã hội, mất trật tự khu vực bến xe như trộm cắp, cờ bạc...
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ
Các đánh giá về các tác động môi trường do việc triển khai thực hiện của dự án được thực hiện một cách tương đối chi tiết, báo cáo đã nêu được các tác động đến môi trường trong từng giai đoạn hoạt động của dự án; đã nêu được các nguồn ô nhiễm chính
trong từng giai đoạn hoạt động của dự án; ước lượng được thành phần và tải lượng các chất ô nhiễm và đưa ra được mô hình dự báo mức độ ảnh hưởng.
Các phương pháp ĐTM áp dụng trong quá trình ĐTM có độ tin cậy cao. Việc định lượng các nguồn gây ô nhiễm từ đó so sánh kết quả tính toán với các Tiêu chuẩn cho phép là phương pháp thường được áp dụng trong quá trình ĐTM. Có rất nhiều mô hình, công thức để tính toán sự lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường; các công thức, mô hình thực nghiệm được áp dụng trong quá trình ĐTM của dự án đều có độ tin cậy lớn hơn cả, cho kết quả gần với nghiên cứu thực tế.
Tuy nhiên, mức độ tin cậy của một số mỗi đánh giá chưa thật sự chính xác do những nguyên nhân sau:
- Mô hình tính toán được giới hạn bởi các điều kiện biên nghiêm ngặt. Trong đó các chất ô nhiễm trong môi trường được coi bằng “0”, không tính đến các yếu tố ảnh hưởng do địa hình khu vực...
- Các thông số đầu vào (điều kiện khí tượng) đưa vào tính toán là giá trị trung bình năm do đó kết quả chỉ mang tính trung bình năm. Để có kết quả có mức độ tin cậy cao sẽ phải tính toán theo từng mùa, hoặc từng tháng. Nhưng việc thực hiện sẽ rất tốn chi phí về ĐTM và mất nhiều thời gian.